1. Khái niệm về đấu thầu
Đấu thầu (tender) là việc đặt giá để thi công một dự án, mua một sản phẩm, tài sản hoặc chứng khoán tài chính, trong đó người muốn mua phải cạnh tranh với những người khác. Thông thường, người đấu thầu chào chi phí thấp nhất (giá đấu thầu, lãi suất trái phiếu hoặc chi phí thấp nhất) hoặc giá cao nhất (giá sản phẩm). Thông thường, người chào giá thầu cao nhất sẽ thắng thầu.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
2. Các loại hình đấu thầu
Đấu thầu một túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
Đấu thầu hai túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên và không có tiêu chí nào đạt điểm dưới 50% sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau: Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên; Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp; Dự án thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay.
Hai giai đoạn của đấu thầu hai giai đoạn
Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu – Tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự các tài liệu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu.
Giai đoạn đấu thầu – Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu.
3. Nhà thầu là gì?
Vậy thực chất nhà thầu là gì ? Nhà thầu xây dựng đơn giản là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chứ năng cũng như năng lực để xây dựng công trình. Họ sẽ kí kết trực tiếp với chủ đầu tư thông qua hợp đồng và nhận thầu toàn bộ các công việc, dự án đầu tư công trình.
Mộ nhà thầu chuyên nghiệp cần phải đảm bảo có đầy đủ giấy tờ pháp lý cũng như chức năng liên quan đến ngành thực hiện mà nhà nước đã cấp phép, có thể kể ra như:
Giấy phép đăng ký kinh doanh và có chứng chỉ hành nghề có liên quan
Đã có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật, giám sát cũng như chỉ huy được công trình
Có đội ngũ công nhân lành nghề xây dựng đạt tiêu chuẩn.
Và một khi đã có những giấy phép này thì chủ đầu tư có thể an tâm để giao công trình của mình cho nhà thầu xây dựng vì công ty đó đã đủ chịu trách nhiệm của chủ đầu tư về mặt pháp luật cũng như chất lượng của công trình, từng hạng mục nói riêng… cần phải chịu trách nhiệm với tất cả các công trình nói chung và các hạng mục nói riêng, đồng thời nếu như có sự cố gì liên quan thì đều phải chịu trách nhiệm.
Nhà thầu là gì? là cần phải có trách nhiệm với các thiết bị cũng như phương tiện và phương pháp khi thi công một công trình và có trách nhiệm cũng cấp những vật tư, nhân công theo như thỏa thuận của chủ đầu tư.
Có những loại nhà thầu xây dựng nào?
Khi đã biết được nhà thầu là gì? rồi thì bạn cũng nên tìm hiểu xem có những loại nhà thầu xây dựng nào nữa nhỉ? Hiện nay nhà thầu có 2 dạng chính là nhà thầu chính và nhà thầu phụ, tuy nhiên cũng có thêm một số nhà thầu nữa, cụ thể:
Nhà thầu chính: Đây là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu, họ trực tiếp ký kết hợp đồng và đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là cá nhân, tổ chức…
Nhà thầu phụ: Đây là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo như hợp đồng đã được ký kết với nhà thầu chính.
Nhà thầu phụ đặc biệt: đây là nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm phụ trách các công việc quan trọng của gói thầy xây dựng mà nhà thầu chính đã đề xuất ở trong hồ sơ. Nhà thầu nước ngoài: đây là một tổ chức hay các nhân đã được thành lập theo pháp luật của nước ngoài mang quốc tích nước ngoài nhưng tham gia dự thầu tại Việt Nam. Nhà thầu trong nước: Đây được coi là một tổ chức đã được thành lập theo pháp luật của Việt Nam có thể là tổ chức hay cá nhân mang quốc tịch trong nước.
5. Doanh nghiệp dự thầu phải có báo cáo tài chính đã kiểm toán?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, đấu thầu gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT
– Luật Kiểm toán độc lập 2011
– Nghị định số 17/2012/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá tại Chương III, Mục 2.1 – Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định, để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính để cung cấp thông tin chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu theo Mẫu số 14 (hoặc Mẫu số 9).
Theo đó, hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải đính kèm các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định và báo cáo tài chính được kiểm toán được hiểu là báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập.
Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập và Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập có quy định về đơn vị bắt buộc phải được kiểm toán.
“Điều 37. Đơn vị được kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
2. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
3. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.”
“Điều 15. Đơn vị được kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.
5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.”
Theo đó, đối với trường hợp những doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP nêu trên thì không phải đính kèm báo cáo kiểm toán trong hồ sơ dự thầu.
Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn phải nộp kèm theo bản chụp chứng thực một trong các tài liệu như: Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai, tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số thuế nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
5. Quy định mới về điều kiện của nhà đầu tư tham dự thầu
Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư được Chính phủ ban hành vào ngày 28/02/2020 vừa qua
Theo đó, nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Không có cổ phần hoặc vốn góp với:
+ Nhà thầu tư vấn thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế, dự toán;
+ Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
– Nhà đầu tư tham dự thầu và nhà thầu tư vấn không cùng có tỷ lệ sở hữu từ 30% vốn cổ phần, vốn góp trở lên của một tổ chức, cá nhân khác đối với từng bên.
Trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định bằng tổng tỷ lệ cổ phần, vốn góp tương ứng của từng thành viên trong liên danh.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có tỷ lệ sở hữu vốn trên 49% cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đấu thầu – Công ty luật LVN Group