1. Công đoàn cơ sở là gì?

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Công đoàn được coi là tổ chức đại diện cho cán bộ, công nhân, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo quy định, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam.

– Vai trò, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở bao gồm:

  • Đại diện cho người lao động để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ;
  • Công đoàn cơ sở góp phần tham gia vào quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước  và  tham gia vào quá trình, hoạt động kiểm tra, thanh tra, quan sát những hoạt động của tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, …;
  • Tham gia thuowg lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
  • Tham gia hỗ trợ, giải quyết tranh chấp lao động, đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
  • Công đoàn cơ sở cũng có trách nhiệm động viên, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước của người phải thực hiện những nghĩa vụ công dân, tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dù quan hệ lao động được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, thiệ chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, tuy nhiên trên thực tế, người lao động vẫn được coi là bên yếu thế trong mối quan hệ này. Do đó, được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng là quyền lợi thiết thực của người lao động khi gia nhập công đoàn.

– Quyền lợi của người lao động khi gia nhập công đoàn, cụ thể như sau:

  • Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm;
  • Được thông tin, thảm luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn;
  • Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn, chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn, kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm;
  • Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn;
  • Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn;
  • Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;
  • Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Cơ sở pháp lý quy định về các vấn đề liên quan đến công đoàn cơ sở, bao gồm các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật Công đoàn năm 2012;
  • Bộ luật lao động năm 2019;
  • Hướng dẫn số 03/ HD-TLD về thi hành điều lệ công đoàn;
  • Nghị định số 12/2022/ NĐ-CP về xử phạt phạt chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

 

2. Điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở

Theo hướng dẫn số 03/HD-TL về thi hành điều lệ công đoàn Việt Nam, công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động bao gồm:

  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở được đặt tại địa phương khác;
  • Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động về lao động;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, ngời công lập hạch toán độc lập;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
  • Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

Theo đó, một trong những điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở là công đoàn cơ sở được thành lập ở một hoặc một sớ đơn vị sử dụng lao động hợp pháp nêu trên. Đồng thời công đoàn cơ sở phải có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam.

Hình thức của một tổ chức công đoàn cơ sở, đó là:

+ Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn;

+ Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thành lập công đoàn cơ sở ghép khi:

  • Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân những có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;
  • Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc tư cách pháp nhân không đầy đủ;
  • Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có tổ chức công đoàn cơ sở tham gia.

 

3. Có bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở

Theo luật công đoàn năm 2012 quy định, hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan , đơn vị có sử dụng lao động. Theo quy định, người lao động và làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn. Đối tượng được tham gia công đoàn là người lao động là người Việt Nam làm việc trong các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn, cụ thể:

  • Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Như vậy, dựa trên nguyên tắc tổ chức và hoạt động đoàn, cũng như đối tượng được tham gia công đoàn, người lao động Việt Nam có quyền được thành lập và gia nhập, hoạt động tổ chức có quyền thành lập hoặc gia nhập, hoạt động tổ chức công đoàn mà không ai còn thể ép buộc hay ngăn cấm hoạt động. Đối với người lao động, việc thành lập tổ chức công đoàn xuất phát từ sự tự nguyện của cá nhân người lao động tự nguyện thành lập, gai nhập hoặc hoạt động trong tổ chức công đoàn mà không một ai có thể ép buộc hoặc ngăn cấm người lao động không được phép tham gia tổ chức công đoàn. Đối với người sử dụng lao động, việc thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp là không bắt buộc đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, trong doanh nghiệp thì nên khuyến khích cho người lao động thành lập và tham gia tổ chức công đoàn vì tổ chức công đoàn là tổ chức cân bằng lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động. Theo đó, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn .

 

4. Mức phạt đối với doanh nghiệp không thành lập công đoàn cơ sở

Như đã trình bày ở trên, việc thành lập công đoàn hoàn toàn phụ thuộc vào người lao động. Doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn, nên doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt nếu không thành lập công đoàn cơ sở. Tuy doanh nghiệp không có  trách nhiệm phải thành lập công đoàn cơ sở nhưng vẫn phải đảm bảo tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn thành lập, đồng thời phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động.

Doanh nghiệp có hành vi cản trở hoạt động thành lập Công đoàn cơ sở thì bị xử phạt theo điều 35, điều 36, điều 37 và điều 38 của Nghị định số 12/2022/ NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:

– Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của công đoàn cơ sở:

  • Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp nếu: Không bố trí thời gian cho thành viên công đoàn cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn; Cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháo nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của công đoàn cơ sở; Không cho các thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn cơ sở mà không ản hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp;
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp nếu: Không thỏa thuận bằng văn bản với lãnh đạo với ban lãnh đạo công đoàn cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển là công việc khác hoặc kỷ luật sa thải với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp cả hai bên không thỏa thuận được; Quyết định đơn phương chấm dứt hợp động lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sã thải đối với người lao động là thành viên của ban lãnh đọa công đoàn cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động;
  • Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp nếu: có hành vi lợi dụng việc thành lập, gia nhập hoặc hoạt động của công đoàn cơ sở để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháo của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

– Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động cơ sở:

  • Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với doanh nghiệp nếu: Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động; Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc gia khỏi công đoàn cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động; Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác; Cản trở và gây khó khắn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của công đoàn cơ sở.

– Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi cho tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở:

  • Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với doanh nghiệp nếu: Không trả lương cho ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của công đoàn cơ sở; Không cho thành viên ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động hoặc trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật;
  • Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp nếu: có hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạc công tác haowcj tổ chức thực hiện các hoạt động của công đoàn cơ sở, bao gồn cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của công đoàn cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các công đoàn cơ sở.

– Vi phạm về quy định đóng kinh phí công đoàn:

  • Phạt tiền với mức từ 12 % đến dưới 15 % tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động trong một trong các hành vi sau đây: Chậm đóng kinh phí công đoàn; Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; Đón kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng;
  • Phạt tiền từ 18 % đến 20 % tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đã không quá 75 triệu đồng đối với doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng lao động.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật LVN Group về vấn đề doanh nghiệp không thành lập công đoàn cơ sở có bị xử phạt hay không. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin đầy đủ cho quý bạn đọc khi muốn tìm hiểu về quy định thành lập công đoàn cơ sở, điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn cơ sở, vai trò của doanh nghiệp khi thành lập công đoàn cơ sở và các mức phạt khi doanh nghiệp có những hành vi cản trở hoạt động của công đoàn cơ sở.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác xoay quanh vấn đề này, quý khách hàng có thể vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật lao động miễn phí 1900.0191 để nhanh chóng nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời từ đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn của công ty Luật LVN Group chúng tôi. Xin cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!