Thưa Luật sư của LVN Group, theo tôi được biết ngoài khám xét người trong điều tra vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền còn có thể khám xét nhiều đối tượng khác. Vậy những đối tượng của biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?

Rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Hồng Thắm – Nghệ An

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

1. Biện pháp khám xét là gì?

Khám xét là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng, hạn chế quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín, điện tín của người bị áp dụng bằng cách tìm tòi, lục soát người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện, bắt người đang bị truy nã.

 

2. Khám xét người

Biện pháp khám xét có đốì tượng là người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, mỗi loại có trình tự, thủ tục tố tụng riêng.

Khám xét người là tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc, các đồ vật đem theo, kể cả phương tiện đi lại của họ nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Ngựời bị khám có thể là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị can, bị cáo hoặc những người có mặt tại nơi khám xét mà có căn cứ cho rằng người đó đang giấu những đồ vật, tài liệu cần thu giữ.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, khám người được đề cập tại Điều 117, trong đó quy định về trình tự, thủ tục khám người, những trường hợp khám người không cần lệnh.

Trình tự, thủ tục khám người được quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

“Điều 194. Khám xét người

1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.

2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.

3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án”.

Việc pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành khám người, thể hiện sự tôn trọng nhân phẩm, danh dự con người của Nhà nước ta. Chỉ trong trường hợp đương sự từ chối đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, thì mới tiến hành khám, còn trong trường hợp người bị khám tự nguyện đưa ra hết những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án và người tiến hành khám xét thấy đủ thì không cần phải khám xét nữa. Để xác định đồ vật, tài liệu cần thu giữ là đủ hay chưa đủ so với yêu cầu, người tiến hành khám xét phải nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về những tình tiết liên quan dến việc khám người trước khi tiến hành khám xét.

Khi khám người, phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người bị khám; không được có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức khi khám xét. Ngưòi tiến hành khám không được khám người khác giới. Điều đó có nghĩa, người tiến hành khám là nam giới mới được khám nam; người tiến hành khám là nữ giới mới được khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Đối với trường hợp cấp bách mà trong số những người tiến hành khám không có nữ giới, có thể trưng dụng cán bộ phụ nữ của chính quyền địa phương khám hộ, nhưng cần hướng dẫn họ cách thức khám, bảo đảm yêu cầu đặt ra.

Khoản 3 Điều 194 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 quy định về trường hợp khám người mà không cần có lệnh: “Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ”. Như vậy, có hai trường hợp khám người mà không cần có lệnh:

Trường hợp thứ nhất, trong trường hợp bắt người.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định bốn trường hợp bắt người: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt ngưòi phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Trong bốn trường hợp bắt người này, chỉ có hai trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã là không cần có lệnh bắt, mà bất cứ người nào cũng có quyền bắt. Đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, thì người thi hành lệnh bắt có thể tiến hành khám người bị bắt mà không cần có lệnh.

Trường hợp thứ hai: khi có căn cứ để khẳng định ngưòi có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.

Đây là trường hợp xảy ra trong quá trình khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Đối tượng bị khám người không phải là người bị bắt như ở trường hợp thứ nhất và cũng không phải là đốĩ tượng bị khám theo lệnh khám xét của người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Để có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh, người tiến hành khám phải có căn cứ để khẳng định chứ không phải có căn cứ để nhận định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ. Điều đó có nghĩa, người tiến hành khám phải biết một cách chắc chắn việc người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ do đã tự mắt nhìn thấy, hoặc bằng phương tiện kỹ thuật ghi lại sự kiện đó, hoặc người có mặt tại nơi khám xét nhìn thấy và báo cho người tiến hành khám xét biết.

Phải lập biên bản về việc khám người theo quy định tại Điều 133, Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trường hợp tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nhưng người bị khám xét yêu cầu, thì người tiến hành khám vẫn phải lập biên bản theo quy định trên.

 

3. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, phương tiện

Chỗ ở là nơi phục vụ sinh hoạt hằng ngày của một người hay một gia đình như nhà riêng, căn hộ của Nhà nước, tập thể cho thuê để ở, buồng trọ, phòng trọ trong khách sạn, nhà khách đã được cá nhân thuê để ở; các phương tiện giao thông như tàu, thuyền của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở, … Chỗ ở còn bao gồm những vùng phụ cận như ao, vườn, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc. Khám xét chỗ ở là việc tìm tòi, lục soát toàn bộ nơi phục vụ sinh hoạt, sinh sống, những vùng phụ cận và đồ vật có trong phạm vi đó nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; phát hiện, bắt người đang bị truy nã.

Chỗ làm việc là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập, phục vụ công tác của một người hay một cơ quan, tổ chức. Địa điểm là những khu vực nằm ngoài chỗ ở, nhưng thuộc quyền quản lý của đối tượng bị khám xét.

Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, phương tiện:

“Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong”.

So với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003, biện pháp này đã bổ sung thêm đối tượng là khám xét phương tiện.

Từ quy định trên cho thấy, việc áp dụng biện pháp khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, phương tiện phải tuân thủ căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại Điều 192, thẩm quyền ra lệnh khám xét được quy định tại Điểu 193 và những trình tự, thủ tục được quy định cho việc khám người tại Điều 194 cũng được áp dụng cho việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Khi tiến hành khám xét, phải có ý thức bảo vệ tài sản của người bị khám, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân địa phương, nhất là khi khám bàn thờ tổ tiên hoặc nơi thờ phụng khác.

Chỗ ở, địa điểm và phương tiện là nơi cất giữ tài sản của cá nhân, gia đình họ, vì vậy, khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình, có đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng chứng kiến. Quy định này có ý nghĩa bảo đảm việc khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ được tiến hành khách quan, phòng ngừa kẻ xấu giả danh nhà chức trách xâm phạm tài sản của công dân.

Khi khám xong, phải lập biên bản vể việc khám xét theo quy định tại Điều 133, Điểu 178 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

 

4. Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đây là quy định mới so với Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003. Ghi nhận mới này đáp ứng được tình hình tội phạm phức tạp và mang tính công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay. Các phương tiện điện tử, và các dữ liệu điện tử là chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ hữu ích phục vụ cho quá trình điều tra.

Cụ thể, việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được ghi nhận như sau:

“1. Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng.

2. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan.”

 

5. Khám, thu giữ thư tín, điện tin, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông

So với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 thì quy định này đã có một chút thay đổi nhỏ về câu chữ nhưng lại mang ý nghĩa lớn về mặt nội dung. Đó là thay thế cụm từ “bưu điện” thành cụm từ “cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông”. Thực tế, ở Việt Nam hiện nay không chỉ có bưu điện mới thực hiện hoạt động bưu chính viễn thông, mà cũng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử rất nhiều tổ chức bưu chính viễn thông ra đời và hoạt động một cách rộng khắp. Vì vậy, sửa đổi này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tố tụng hình sự.

Khi có căn cứ cho rằng trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông có đồ vật, tài liệu liên quan đên vụ án, thì những người có thẩm quyền được quy định tại Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quyển ra lệnh khám xét.

Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông được quy định tại Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

“1.Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.

3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.

Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay”.

Thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là những phương tiện được nhân dân sử dụng để trao đổi tâm tư, tình cảm, giải quyết các nhu cầu khác của cuộc sông. Thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của công dân được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho cơ quan chức năng phát hiện, thu thập những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án qua đường bưu điện, các Bộ luật tố tụng hình sự trước đây và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông. Việc quy định lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành là nhằm tăng cường sự giám sát đôì với hoạt động này, không dể những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra, xâm phạm bí mật thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của công dân.

Do tính chất phức tạp, khẩn trương của hoạt động điểu tra, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại khoản 2 Điều 197 trường hợp không thể trì hoãn, thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản. Trong quá trình khám xét, nếu phát hiện được những thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông có liên quan đến vụ án, Cơ quan điều tra tiến hành thu giữ mà không cần lệnh thu giữ có phê chuẩn của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, để bảo đảm thủ tục pháp lý chặt chẽ, lý do không thể trì hoãn phải được ghi vào biên bản và sau khi thu giữ, Cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.

 

6. Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét

Biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm có mục đích thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án, vì vậy, khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Vấn đề quan trọng được đặt ra là xác định chính xác những đồ vật, tài liệu cần tạm giữ.

Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 198 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015:

“Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét

1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.”

Thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng có những chứng cứ quan trọng để kết luận vụ án một cách chính xác, từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu để lọt vật chứng, tài liệu sẽ dẫn đến tình trạng không đủ chứng cứ, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Đối với vật chứng, tài bệu như kim cương, đá quý, tiền, ngoại tệ,… thì phải tiến hành niêm phong bằng cách dán giấy mởng khó bóc, đổ xi rồi đóng dấu nổi lên những chỗ cần phải giữ cố định của vật chứng hay phong bì, hộp đựng vật chứng, tài liệu. Việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt chủ đồ vật, tài liệu hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Khi thu giữ vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án, phải lập biên bản về thực trạng của vật chứng, tài liệu, trong đó mô tả, ghi chép đầy đủ tên, loại và các đặc điểm của vật chứng, tài liệu. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa hồ sơ vụ án

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật LVN Group (Sưu tầm & biên tập)