Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Ý nghĩa đặc biệt của chế độ bảo hiểm thai sản:

  • Tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội.
  • Tạo điều kiện cho lao động nam thực hiện nghĩa vụ khi có vợ sinh con.
  • Đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian hưởng thai sản.
  • Đảm bảo sức khỏe cho người lao động và quyền được chăm sóc của trẻ sơ sinh.

2. Điều kiện và hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản

Điều kiện hưởng

Trước tiên, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

 Thứ hai, về điều kiện để hưởng chế độ thai sản với lao động nữ mang thai, sinh con, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;…

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Đối chiếu với các quy định trên, việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không phụ thuộc vào việc bạn có mang thai hay không mà phụ thuộc vào việc bạn có ký hợp đồng lao động hay không. Nếu có ký hợp đồng lao động thì bạn thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Hồ sơ hưởng BHTS

Về hồ sơ thanh tra bảo hiểm xã hội, bên công ty bạn tham nên chuẩn bị các giấy tờ chủ yếu cần có sau:

– Danh sách người lao động trong công ty + Hợp đồng lao động;

– Bảng lương;

– Danh sách trả lương;

– Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT,…;

– Chứng từ nộp tiền, chuyển tiền đóng bảo hiểm;

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế để chuẩn bị thêm các giấy tờ khác.

3. Khi nào thì doanh nghiệp nộp hồ sơ hưởng thai sản sẽ bị thanh tra 

Căn cứ theo quy định tại Điểm a mục 2 Công văn 2388/BHXH -CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:

“2. Một số nội dung cần thực hiện khi giải quyết chế độ:

a) Đối với chế độ ốm đau, thai sản:

– Khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện, Bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, thời gian đóng BHXH… để phát hiện nếu có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con hoặc tăng giảm không bình thường…”

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại mục 2 Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012 về ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản quy định:

“2. Đối với hồ sơ đã giải quyết hoặc đang đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/01/2012 đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Qua kiểm tra, xác minh nếu phát hiện có hiện tượng đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc, không có tiền lương hoặc tiền công tại đơn vị thì không giải quyết hưởng chế độ thai sản, đồng thời báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng của địa phương tiến hành thanh tra và kết luận xử lý vi phạm; những vụ vi phạm điển hình đề nghị truy tố trước pháp luật.”

Như vậy, theo quy định này thì nếu thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 06 tháng đến 08 tháng thì khi đơn vị nộp hồ sơ ra cơ quan bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương… để xác định thời gian đóng BHXH của người lao động. Do đó, nếu BHXH nghi ngờ đơn vị bạn gian lận việc đóng BHXH cho người lao động để cho người lao động hưởng chế độ thai sản thì BHXH có quyền yêu cầu đơn vị bạn giải trình việc đóng BHXH của bạn nếu đơn vị không giải trình được thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành thanh tra đơn vị.

Việc hưởng chế độ thai sản sẽ phụ thuộc vào việc bạn có đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 hay không chứ không. Đóng bảo hiểm xã hội sau khi mang thai không phải trường hợp nào cũng là gian lận hay vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp lợi dụng mối quan hệ để “đóng gửi” bảo hiểm xã hội nhằm hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Nên nếu có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành thanh tra, xác minh.

4. Thời gian và mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản năm 2021

Thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định

Quy định về thời gian nghỉ chế độ thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm như sau:

a) Thời gian nghỉ khám thai

  • Lao động nữ được nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần được nghỉ 01 này.
  • Trường hợp người lao động ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý, có vấn đề về thai nhi thì mỗi lần khám thai được nghỉ 02 ngày.
  • Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc không kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị.

b) Thời gian nghỉ thai sản khi lao động bị sảy thai, nạo, hút thai, lưu hoặc phá thai bệnh lý

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp này tuân theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh và được quy định tối đa:

  • 10 ngày đối với trường hợp thai dưới 05 tuần tuổi.
  • 20 ngày đối với trường hợp thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

c) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

d) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Đối với lao động nữ:

  • Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con tối đa là 6 tháng, trong đó nghỉ trước sinh không quá 02 tháng.
  • Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, cứ thêm mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Đối với lao động nam:

  • Trường hợp thông thường, lao động nam đóng BHXH được nghỉ 05 ngày khi có vợ sinh con.
  • Trường hợp vợ sinh con phẫu thuật, thời gian nghỉ là 07 ngày.
  • Trường hợp sinh đôi: Nghỉ 10 ngày.
  • Trường hợp sinh ba trở lên, cứ thêm mỗi con thì lao động nam được nghỉ thêm 03 ngày.
  • Nếu vợ sinh đôi và phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ 14 ngày làm việc.

e) Thời gian nghỉ chế độ khi nhận nuôi con nuôi

f) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

g) Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

h) Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai sẽ được nghỉ như sau:

  • 7 ngày đối với trường hợp đặt vòng tránh thai.
  • 15 ngày đối với trường hợp triệt sản.

Mức hưởng chế độ thai sản

Trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản:

Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở.

Tiền chế độ thai sản

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Mức hưởng thai sản của nam giới

Trợ cấp một lần đối với lao động nam đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ tính bằng 2 lần lương cơ sở.

Tiền thai sản của chồng sẽ được tính như sau:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 x số ngày nghỉ.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định pháp luật hiện hành. Người lao động có thể tham khảo để nắm bắt được các thông tin, làm các thủ tục cần thiết khi đủ điều kiện hưởng chế độ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi:  1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group