1. Khái niệm động cơ đê hèn

Động cơ đê hèn là động cơ phạm tội thể hiện tính hèn hạ và đê tiện của cá nhân người phạm tội.

Động cơ đê hèn được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, không kẻ gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người.

Thực tế hiện nay chưa có một văn bản quy định thế nào là phạm tội có tính chất đê hèn mà thực tiễn xét xử chỉ xem một số trường hợp cụ thể sau đây là phạm tội có tính chất đê hèn.

2. Khái niệm phạm tội vì động cơ đê hèn

Phạm tội vì động cơ đê hèn là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của công dân, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý do sự thúc đẩy bởi những động lực mang tính chất xấu xa, ti tiện.

Hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sựthực hiện.

Hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

Động cơ thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn mang tính chất xấu xa, ti tiện, hèn hạ, ích kỷ, bội bạc, phản trắc cao.

Về nhân thân của những người phạm tội vì động cơ đê hèn.

Thực tiễn cho thấy những người thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn thường là những người có nhân thân xấu như: Trình độ văn hóa thấp, khảnăng hiểu biết pháp luật yếu, kém, hoàn cảnh gia đình không được hạnh phúc, công việc thì thất thường, không có thu nhập thường xuyên, thể hiện tính bội bạc, hèn nhát, phản trắc cao và không có tính người.

3. Đặc điểm của phạm tội vì động cơ đê hèn

+ Một là, đó phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội đe dọa hoặc thực tế xâm hại đến các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng Luật hình sự như: sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của công dân.

+ Hai là, đó là hành vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý.Người thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn đều thể hiện tính chất lỗi cố ý của hành vi phạm tội, chỉ có ở lỗi cố ý thì người phạm tội mới mong muốn kết quả xảy ra như mục đích ban đầu đã định.

+ Ba là, hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

+ Bốn là, hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

+ Năm là, động cơ thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn mang tính chất xấu xa, ti tiện, hèn hạ, ích kỷ, bội bạc, phản trắc cao.

+ Sáu là, về nhân thân của những người phạm tội vì động cơ đê hèn. Thực tiễn cho thấy những người thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn thường là những người có nhân thân xấu như: Trình độ văn hóa thấp, khả năng hiểu biết pháp luật yếu, kém, hoàn cảnh gia đình không được hạnh phúc, công việc thì thất thường, không có thu nhập thường xuyên, ổn định.

4. Quy định của pháp luật về động cơ đê hèn

Động cơ của bị cáo mang tính chất hèn nhát, bội bạc, phản trắc, ích kỷ. Phạm tội vì động cơ đê hèn chủ yếu xảy ra đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và các tội xâm phạm đến các quyền tự do dân chủ của công dân.

Điều 52, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Như vậy, động cơ đê hèn là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Động cơ đê hèn là động cơ phạm tội làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trước khi động cơ phạm tội này được quy định trong luật là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng cũng như là dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự, động cơ đê hèn đã được thực tiễn xét xử thừa nhận là một trong những dấu hiệu cho phép xét Xử tăng nặng tội giết người. Trong Bộ luật hình sự động cơ đê hèn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của các tội: tội giết người, tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Đối với các tội phạm khác mà có thể có động cơ phạm tội là động cơ đê hèn, Bộ luật hình sự quy định động cơ phạm tội này là dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự. Những tội phạm đó là những tội phạm liên quan đến con người như tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm, tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội… Biểu hiện cụ thể của động cơ đê hèn rất khác nhau, trong đó biểu hiện thường thấy có thể là động cơ vì tiền như để được thừa kế đã giết người để lại di sản hoặc để được hưởng thừa kế một mình đã giết người đồng thừa kế; hoặc do được thuê mà đã phạm tội hiếp dâm, tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội…

5. Các trường hợp giết người vì động cơ đê hèn theo quy định của BLHS hiện hành

a. Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác.

Vì muốn tự do lấy vợ hoặc chồng khác nên người phạm tội đã giết vợ hoặc giết chồng của mình. Phải có căn cứ xác định người phạm tội vì muốn lấy vợ hoặc lấy chồng khác mà buộc phải giết vợ hoặc giết chồng mình thì mới coi là giết người vì động cơ đê hèn. Nếu vì một lý do khác, người phạm tội đã giết vợ hoặc giết chồng sau đó mới có ý định lấy vợ hoặc lấy chồng khác thì không phải giết người vì động cơ đe hèn

b. Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân.

Thông thường, trong trường hợp này giữa người có hành vi giết người với vợ hoặc chồng nạn nhân có qan hệ thông gian với nhau. Tuy nhiên, có trường hợp cá biệt không có quan hệ thông gian từ trước, nhưng trước khi giết nạn nhân người có hành vi giết người đã có ý định lấy vợ hoặc chồng nạn nhân. Trường hợp có quan hệ thông gian từ trước và cả hai đều là thủ phạm thì một người phạm tội thuộc trường hợp “giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ, lấy chồng khác” còn một người phạm tội thuộc trường hợp “Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân”.

c. Giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm.

Đây là trường hợp giết phụ nữ mà biết là có thai, nhưng nạn nhân lại là người tình với người phạm tội .

d. Giết chủ nợ để trốn nợ.

Bị cáo giết nạn nhân chủ yếu nhằm trốn nợ, nhưng không phải cứ có vay mượn, nợ nần mà đã vội xác định người phạm tội giết người vì động cơ đê hèn, mà phải xác định việc vay mượn đó có xuất phát từ tình cảm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau không? Nếu nạn nhân là người cho vay lãi nặng, có tính chất bóc lột thì không thuộc trường hợp phạm tội vì động cơ đê hèn.

e. Giết người để cướp của.

Là trường hợp, người phạm tội muốn chiếm đoạt tiền của do nạn nhân trực tiếp quản lý (chiếm hữu) nên đã giết họ. Tính chất đê hèn của trường hợp giết người này cũng là vì tiền.

f. Giết người là ân nhân của mình.

Được coi là ân nhân của kẻ giết mình trong trường hợp nạn nhân là người đã có công giúp đỡ người phạm tội trong lúc khó khăn mà bản thân người phạm tội không thể tự mình khức phục được. Việc giúp đỡ của nạn nhân đối với người phạm tội lẽ ra y phải chịu ơn suốt đời, nhưng đã bội bạc phản trắc, đã giết người giúp mình, chứng tỏ sự hèn hạ cao độ.

6. Yêu cầu áp dụng tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn

Yêu cầu chung áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi quyết định hình phạt

Phân biệt tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình tiết định tội, định khung hình phạt.

– Xác định đúng và đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là vấn đề mấu chốt đầu tiên, bởi nếu xác định thiếu hoặc thừa đều dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến quyết định hình phạt.

– Những tình tiết đã được luật quy định là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiets tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

– Khi quyết định hình phạt phải xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

– Với những vụ án vừa có những tình tiết tăng nặng, vừa có những tình tiết giảm nhẹ đòi hỏi khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc.

– Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội nào chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội đó.

– Xác định đúng mức độ tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

– Nếu không có căn cứ để áp dụng quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự khi quyết định hình phạt, dù có áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào Tòa án cũng chỉ được pháp tăng, giảm hình phạt trong khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự đã quy định.

– Chỉ được phé tăng, giảm mức hình phạt trong một khung.

– Chỉ được áp dụng các tình tiết tăng nặng kể từ khi Bộ luật hình sự có hiệu lực pháp luật.

Yêu cầu riêng áp dụng tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn khi quyết định hình phạt

– Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn đốivới tội hạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý và động cơ là để trả thù hoặc để trốn tránh trách nhiệm hoặc để chiếm đoạt tài sản.

– Cần xem xét yếu tố nhân thân của người phạm tội khi quyết định hình phạt đối với những người phạm tội vì động cơ đê hèn.

– Cần áp dụng thêm biện pháp bổ sung phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng của hình phạt chính.

– Đối với người chưa thành niên khi quyết định hình phạt cần cân nhắc tới mức độ của việc thực hiện tội sao cho tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo là người chưa thành niên để có thể đạt được mục đích chính của chính sách ngăn ngừa tội phạm đối với người chưa thnahf niên là giáo dục và răn đe.

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)