– Khẳng định đúng. Bởi vì:

Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

Như vậy, hình thức lỗi trong đồng phạm bắt buộc phải là lỗi cố ý.

Việc những người tham gia trong đồng phạm thực hiện tội phạm dưới hình thức lỗi cố ý được thể hiện ở mặt lý trí và ý chí như sau:

+ Mặt lý trí: Những người đồng phạm không chỉ nhận thức được hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn nhận thức được hành vi của những người đồng phạm khác cũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

+ Mặt ý chí: Những người trong đồng phạm có thể thấy trước được hậu quả của tội phạm, nhưng họ đều mong muốn thực hiện tội phạm và đồng thời mong muốn liên kết hành vi của mình với hành vi của những người khác; hoặc có trường hợp, mặc dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng những người trong đồng phạm lại có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Nếu không có những liên kết nói trên, không thể xuất hiện đồng phạm. Nói cách khác, đồng phạm không thể tồn tại dưới hình thức lỗi vô ý.

>> Xem thêm: Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm? Cho ví dụ về đồng phạm?

Để làm rõ vấn đề “Đồng phạm không thể có lỗi vô ý”, Luật LVN Group phân tích và đưa ra ví dụ cụ thể như sau:

 

1. Đồng phạm trong quy định của luật hình sự

Đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm như: Cùng thực hiện tội phạm có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (là người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm (là người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (là người xúi giục); tạo điều kiện về tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (là người giúp sức). Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cùng tham gia của những người đồng phạm khác. Cùng cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí. Về lý trú: Mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó. Về ý chí: những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:

– Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm

– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm

– Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

– Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Như vậy, để thỏa mãn quy định về đồng phạm cần có những điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm. Vì vậy, sẽ không được coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhua mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập.

>> Xem thêm: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm ?

 

2. Ví dụ về đồng phạm không có hình thức lỗi vô ý?

Tình huống giả định: A và B cùng nhau giăng bẫy chuột bằng dây điện cung quanh bờ ruộng. Sau khi giăng bẫy chuột bằng giây điện xong A và B kết nối dây điện vào nguồn điện để chuột khi vướng vào dây điện sẽ bị điện giật chết. Khoảng 10 giờ đêm hôm đó có người dân đi ngang qua khu vực ruộng nhà của A và B, vô tình đạp vào dây điện và bị điện giật dẫn đến tử vong. Vậy A và B có bị coi là đồng phạm trong vụ án này không? Tại sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

Điều 128: Tội vô ý làm chết người:

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm.

Vô ý làm chết người có thể hiểu là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Trường hợp trên cả A và B đều thực hiện hành vi lắp bẫy chuột bằng giây điện và không có biển cảnh báo vì không thấy trước hậu quả xảy ra hoặc có thể thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn tự tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra, vì vậy, có thể nói trường hợp của A và B là vô ý làm chết người.

Đối chiếu với quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có thể thấy: Theo quy định trên thì đồng phạm là trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm, mà trong tội vô ý làm chết người thì người phạm tội mắc lỗi vô ý, bao gồm lỗi vô ý do cẩu thả hoặc lỗi vô ý do quá tự tin, trong trường hợp trên không nhắc đến việc cả A và B khi giăng dây điện để bẫy chuột với mục đích là diệt chuột để bảo vệ mùa màng chứ không có mục đích là làm chết người, từ những trạng thái ý thức về hành vi của mình như vậy thì A và B không thể bị coi là đồng phạm.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc những vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua số điện thoại1900.0191 để được tư vấn và hỗ trợ. Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!