1. Trò chơi điện tử có thưởng là gì?

Nghị định số 86/2013/NĐ-CP giải thích:

Trò chơi điện tử có thưởng là các trò chơi may rủi được tổ chức trên máy trò chơi điện tử có thưởng mà người chơi bỏ tiền để tham gia và có thể trúng thưởng bằng tiền.

Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài là hoạt động kinh doanh có điều kiện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh các trò chơi có thưởng trên máy trò chơi điện tử có thưởng.

2. Đồng tiền quy ước là gì?

Đồng tiền quy ước là đồng xèng, thẻ được sử dụng thay thế tiền để phục vụ cho việc tổ chức loại hình trò chơi điện tử có thưởng và chỉ có giá trị sử dụng trong Điểm kinh doanh.

3. Quản lý đồng tiền quy ước

Điều 12 Nghị định 86/2013/NĐ-CP quy định về việc quản lý đồng tiền quy ước như sau:

1. Các đồng tiền quy ước của từng doanh nghiệp phải có dấu, ký hiệu riêng để nhận dạng và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Mệnh giá của đồng tiền quy ước được phép ghi bằng đồng Việt Nam hoặc bằng một loại ngoại tệ chuyển đổi. Việc quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước bằng ngoại tệ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp không được phép sử dụng đồng tiền quy ước của các doanh nghiệp khác để kinh doanh.

2. Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý chặt chẽ đồng tiền quy ước theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính để làm cơ sở cho việc xác định doanh thu của doanh nghiệp và phải đăng ký về mẫu mã, số lượng, chủng loại với  Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương để theo dõi, quản lý.

3. Trường hợp có thay đổi về mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi về mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Thông tư 57/2017/TT-BTC hướng dẫn, đồng tiền quy ước để thay thế tiền mặt sử dụng trong Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng của doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

a) Đồng xèng;

b) Thẻ, phiếu;

c) Điểm quy đổi;

d) Các hình thức thay thế tiền mặt khác do doanh nghiệp quy định.

Đồng xèng, thẻ, phiếu phải có các thông tin cơ bản sau:

a) Tên hoặc biểu tượng của doanh nghiệp;

b) Mã số, ký hiệu của đồng tiền quy ước;

c) Mệnh giá của đồng tiền quy ước;

d) Tên, ký hiệu nhà sản xuất, cung cấp (nếu có);

đ) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước khi đưa đồng tiền quy ước vào kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký về hình thức, mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương để theo dõi, quản lý.

Doanh nghiệp được quyền tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước đã đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều này theo nhu cầu quản lý. Trước thời điểm tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước tối thiểu năm (05) ngày làm việc, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan này. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời điểm tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước, lý do tạm ngừng sử dụng đồng tiền quy ước, thời gian dự kiến tiếp tục sử dụng trở lại. Trường hợp có thay đổi về thời điểm tiếp tục sử dụng đồng tiền quy ước trở lại, doanh nghiệp phải thông báo cho các cơ quan này bằng văn bản.

Doanh nghiệp phải mở Sổ theo dõi quản lý đồng tiền quy ước, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Hình thức đồng tiền quy ước;

b) Số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước doanh nghiệp mua, tái xuất hoặc tiêu hủy, trong đó cụ thể theo từng mệnh giá và loại ngoại tệ, ngày mua, tái xuất hoặc tiêu hủy, tên nhà sản xuất, cung cấp (nếu có) đối với đồng xèng, thẻ, phiếu;

c) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

4. Quản lý thiết bị trò chơi

Điều 13 Nghị định số 86/2013/NĐ-CP quy định về việc quản lý thiết bị trò chơi như sau:

Các máy trò chơi điện tử có thưởng sử dụng trong Điểm kinh doanh phải phù hợp với số lượng, chủng loại và các loại hình trò chơi điện tử có thưởng mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo quy định tại Nghị định này.

Quy định về thiết bị trò chơi

a) Các máy trò chơi điện tử có thưởng được sử dụng trong Điểm kinh doanh phải là máy mới 100%, có thông số kỹ thuật do nhà sản xuất máy trò chơi điện tử có thưởng công bố và đã được tổ chức kiểm định độc lập hoạt động tại các nước G7 cấp chứng nhận kiểm định;

b) Tỷ lệ trả thưởng cố định tối thiểu đối với các máy giật xèng là 90% (đã bao gồm giải thưởng tích lũy) và được cài đặt sẵn trong máy. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi tỷ lệ trả thưởng phải đảm bảo tỷ lệ trả thưởng không thấp hơn tỷ lệ trả thưởng tối thiểu theo quy định, doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm định lại trước khi đưa máy vào sử dụng và phải quy định cụ thể tỷ lệ trả thưởng trong Thể lệ trò chơi.

Doanh nghiệp phải mở sổ quản lý máy trò chơi điện tử có thưởng, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi điện tử có thưởng;

b) Tên nhà sản xuất;

c) Xuất xứ, ký mã hiệu (số series) của máy;

d) Năm sản xuất;

đ) Năm hết hạn sử dụng (nếu có);

e) Phần mềm cài đặt trong máy trò chơi điện tử có thưởng;

g) Ngày mua;

h) Ngày tái xuất hoặc tiêu hủy;

i) Giá trị máy;

k) Số giấy chứng nhận kiểm định và tên tổ chức kiểm định.

5. Mua, tái xuất và tiêu hủy đồng tiền quy ước, thiết bị trò chơi

Điều 14 Nghị định số 86/2013/NĐ-CP quy định về việc mua, tái xuất và tiêu hủy đồng tiền quy ước, thiết bị trò chơi như sau:

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh và doanh nghiệp quy định tại Điều 51 Nghị định này được phép mua các đồng tiền quy ước, máy trò chơi điện tử có thưởng. Việc mua, nhập khẩu các đồng tiền quy ước, máy trò chơi điện tử có thưởng thực hiện theo quy định của pháp Luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quy định của pháp Luật có liên quan, quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Doanh nghiệp chỉ được mua không vượt quá số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng được cấp phép và đúng điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành.

Thông tư 57/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản lý các thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng như sau:

Chỉ doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và doanh nghiệp quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 175/2016/NĐ-CP mới được phép mua các thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng để thay thế khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 86/2013/NĐ-CP.

Thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng doanh nghiệp được phép mua bao gồm:

a) Màn hình;

b) Hệ thống nhận tiền mặt, đồng tiền quy ước;

c) Hệ thống trả thưởng;

d) Hệ thống lưu trữ;

đ) Bảng mạch.

Số lượng từng thiết bị dự phòng không được vượt quá 10% trên tổng số thiết bị cùng chủng loại của các máy trò chơi điện tử có thưởng doanh nghiệp đang thực tế kinh doanh.

Thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng phải là thiết bị mới 100%.

Doanh nghiệp phải mở Sổ quản lý đối với từng thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Số lượng, chủng loại cụ thể thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng doanh nghiệp mua, tái xuất hoặc tiêu hủy;

b) Ngày mua, tái xuất hoặc tiêu hủy;

c) Tên nhà sản xuất, cung cấp;

d) Ký hiệu (số series) của thiết bị (nếu có);

đ) Năm sản xuất;

e) Năm hết hạn sử dụng (nếu có);

g) Ngày đưa vào sử dụng đối với từng thiết bị;

h) Lý do đưa vào sử dụng.

Khi đưa thiết bị dự phòng của máy trò chơi điện tử có thưởng vào thay thế, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ máy có thiết bị được thay thế, thiết bị được thay thế và lý do thay thế.

Việc thay thế thiết bị dự phòng phải đảm bảo nguyên tắc:

a) Không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ trả thưởng tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 175/2016/NĐ-CP;

b) Không làm tăng số lượng máy, chủng loại máy, loại hình trò chơi điện tử có thưởng được phép kinh doanh.

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, doanh nghiệp phải thực hiện việc tái xuất hoặc tiêu hủy đồng tiền quy ước, máy trò chơi điện tử có thưởng trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

b) Máy trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước hết hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất hoặc bị hỏng, hư hại không thể sửa chữa hoặc khôi phục hoạt động bình thường;

c) Máy trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước không còn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh do không phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh.

Việc tiêu hủy các máy trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước phải có sự chứng kiến, xác nhận bằng văn bản của đại diện Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Việc tái xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

6. Quy trình, thủ tục tiêu hủy máy, thiết bị của máy trò chơi điện tử có thưởng và đồng tiền quy ước

Thông tư 11/2014/TT-BTC Điều 8. Quy trình, thủ tục tiêu hủy máy, thiết bị của máy trò chơi điện tử có thưởng và đồng tiền quy ước

Quy trình, thủ tục tiêu hủy máy, thiết bị của máy trò chơi điện tử có thưởng và đồng tiền quy ước như sau:

a) Doanh nghiệp có nhu cầu tiêu hủy gửi văn bản tới Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương thông báo về kế hoạch tiêu hủy và đề nghị các cơ quan nêu trên cử đại diện tham gia giám sát và xác nhận quá trình tiêu hủy;

b) Trong thời hạn bẩy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp, các cơ quan nêu tại điểm a Khoản này phải có văn bản gửi doanh nghiệp xác nhận việc cử đại diện của cơ quan tham gia giám sát quá trình tiêu hủy. Doanh nghiệp được phép thực hiện tiêu hủy nếu có ít nhất một (01) đại diện của các cơ quan nêu trên tham gia giám sát quá trình tiêu hủy;

c) Trong thời hạn bẩy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận của các cơ quan liên quan, doanh nghiệp thông báo cho đại diện các cơ quan này cụ thể thời gian, địa điểm tiêu hủy, số lượng, chủng loại máy, thiết bị của máy trò chơi điện tử có thưởng và đồng tiền quy ước dự kiến tiêu hủy, biện pháp tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy theo nội dung đã thông báo;

d) Kết thúc quá trình tiêu hủy, các bên tham gia tiêu hủy tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong quá trình sử dụng nếu các máy trò chơi điện tử có thưởng bị hư hỏng hoặc cần bảo dưỡng định kỳ, doanh nghiệp được quyền tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhưng không được phép can thiệp vào tỷ lệ trả thưởng. Nếu việc bảo dưỡng, sửa chữa máy trò chơi điện tử có thưởng liên quan đến các bộ phận làm thay đổi tỷ lệ trả thưởng thì doanh nghiệp phải thuê tổ chức kiểm định độc lập theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này để kiểm định lại trước khi đưa máy vào sử dụng.

PHỤ LỤC SỐ 02

BIÊN BẢN TIÊU HỦY MÁY TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG, ĐỒNG TIỀN QUY ƯỚC VÀ THẾT BỊ CỦA MÁY TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập 
 Tự do  Hạnh phúc
————————–

…………., ngày …… tháng …… năm 20…..

BIÊN BẢN

Tiêu hủy …………………………………..

Căn cứ Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Hôm nay, vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại ……………..

Chúng tôi gồm:

1. Ông (Bà): ………………………….. Chức danh: ……………………

Đại diện đơn vị: …………………………………………………………

2. Ông (Bà): ………………………….. Chức danh: ……………………

Đại diện đơn vị: …………………………………………………………

3. Ông (Bà): ………………………….. Chức danh: ……………………

Đại diện đơn vị: …………………………………………………………

……………….

Tiến hành tiêu hủy các thiết bị sau đây:

TT

Danh sách tiêu hủy

Số lượng

Ký hiệu

Nhà sản xuất

Ngày mua

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình thức tiêu hủy: ………………………………………………………

Việc tiêu hủy kết thúc vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …

Biên bản này được lập thành … bản, [Tên doanh nghiệp] giữ 01 bản, các đơn vị tham gia mỗi đơn vị giữ 01 bản./.

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ A

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ B

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ C

Ký tên và đóng dấu

(Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền )

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group