1. Khái niệm về dùng vũ lực

Dùng vũ lực là dùng sức mạnh thể chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện) tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình. v..v.

Thuật ngữ dùng vũ lực được sử dụng trong luật an hình sự Việt Nam kể từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực. Trước đó, trong các văn bản pháp luật như trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970, thuật ngữ được sử dụng có nội dung tương tự như thuật ngữ dùng vũ lực là thuật ngữ dùng bạo lực. Việc thay thế thuật ngữ dùng bạo lực bằng thuật ngữ dùng vũ lực là cần thiết, đảm bảo tính chính xác hơn về mặt khoa học. Thuật ngữ dùng vũ lực có tính cụ thể, không trừu tượng như thuật ngữ dùng bạo lực.

Dùng vũ lực có thể làm người bị tấn công không thể kháng cự lại được, như đánh chủ tài sản ngất đi hoặc trói họ lại để lấy tài sản của họ. Dùng vũ lực cũng có thể làm người bị tấn công không dám kháng cự lại, như đánh phủ đầu làm cho nạn nhân sợ mà không dám phản ứng gì… Với tác dụng như vậy, dùng vũ lực là thủ đoạn để có thể thực hiện được những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác nhau như hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vì giao cấu với người khác trái ý muốn của họ, hành vi chống lại người thi hành công vụ… Trong luật hình sự Việt Nam, dùng vũ lực được quy định là dấu hiệu của nhiều tội phạm khác nhau như tội cướp tài sản, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em…

2. Xác định hành vi dùng vũ lực

Xác định người có hành vi phạm tội là dùng vũ lực hay hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

+ “Dùng vũ lực” là dùng sức mạnh vật chất để tấn công người bị hại, có thể gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt sự phản kháng của họ. (Ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị hại). Việc dùng vũ lực có thể công khai, cũng có thể là bí mật, lén lút (Ví dụ: đánh công khai trước mặt người bị hại, đánh sau lưng người bị hại để họ không biết ai đánh).

+ “Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe doạ dùng ngay lập tức sức mạnh vật chất. Việc đe doạ này nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khoẻ, tính mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ. Thực tế, việc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thường được kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói, công cụ phương tiện có trên tay hoặc tương quan lực lượng như đông người đe doạ một người, lợi dụng hoàn cảnh khách quan, thời gian, tình hình xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi để tạo nên cảm giác lo sợ của người bị tấn công.

+ “ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” như cho người bị hại uống thuốc ngủ, thuốc mê, uống rượu để họ ngủ, say nhằm chiếm đoạt tài sản. Người bị tấn công có thể biết sự việc xảy ra nhưng không thể thực hiện được hành vi chống trả hoặc không nhận thức được sự việc đang xảy ra.

+ Tội “Cướp tài sản” có cấu thành hình thức, chỉ cần sử dụng các hành vi nói trên nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm đã hoàn thành, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản như mong muốn hay không.

3. Dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép

– Tham khảo mục A chương II Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22 tháng 12 năm 1983 của TANDTC:

“Đối với những hành vi xâm hại tính mạng hoặc sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, thì tuỳ trường hợp mà định tội là “Tội xâm hại tính mạng của người khác trong khi thi hành công vụ” (nếu là chết người) hay “tội xâm hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” (nếu gây thương tích).

Cần nắm vững những dấu hiệu chủ yếu của các tội phạm này là:

a) Đây là các trường hợp giết người, làm chết người hay gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác do sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Giết người là hành vi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt tính mạng của người khác. Làm chết người là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng trong hoàn cảnh nhất định gây ra hậu quả chết người.

Theo điều 22 Nghị định số 301 ngày 10-7-1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật số 103-SL ngày 20-5-1957 đảm bảo quyền tự do thân thể, thì:

Nếu trong khi tiến hành việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khám người, khám nhà ở mà gặp những trường hợp cần thiết sau đây, người thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí

a) Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám, mà gặp sức kháng cự của kẻ phạm pháp, cần phải bảo vệ tính mệnh của mình hoặc của người khác đang bị đe dọa nghiêm trọng.

b) Khi cần phải ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hình sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật.

c) Khi người bị giam đang vượt trại giam hoặc khi can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải.

Trong cả ba trường hợp trên, người thi hành nhiệm vụ chỉ được dùng vũ khí sau khi đã cảnh cáo, đã ra lệnh hoặc đã hô “đứng lại” hoặc “giơ tay lên” mà kẻ phạm pháp không tuân theo hoặc vẫn cố tình chống cự lại.

Giết người, làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong những trường hợp nói trên không phải là phạm tội.

Vậy sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép là sử dụng vũ khí trái với những quy định nói trên, là phạm tội, tức là: Về phía nạn nhân thì chưa có hành vi kháng cự, mới bị tình nghi chứ chưa có biểu hiện rõ ràng là phạm tội nghiêm trọng, hoặc tuy đã phạm tội nghiêm trọng, nhưng không có hành động trốn tránh pháp luật; về phía người sử dụng vũ khí, thì đã tỏ ra thiếu thận trọng, không làm đúng thủ tục quy định trước khi nổ súng vào nạn nhân, như: cảnh cáo, ra lệnh hay hô “đứng lại” hoặc “giơ tay lên” mà nạn nhân không tuân theo hoặc vẫn có tình chống cự lại.

Giết người, làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trong những những trường hợp này bị coi là phạm tội trong khi thi hành công vụ.

Tội phạm hình sự quan trọng theo điểm b, điều 22 Nghị định 301 được hiểu là phạm tội về hình sự thường (tức không phải là tội phản cách mạng hoặc tội khác xâm phạm an ninh quốc gia) thuộc loại tội nghiêm trọng. (Điều 8 phần chung Bộ luật hình sự). Ví dụ: trong tình hình đấu tranh gay gắt chống tội phạm hiện nay, tại một xí nghiệp đã nhiều lần bị kẻ trộm vào kho lấy vật tư, hàng hóa (có lần kẻ trộm dùng dao hành hung nhân viên bảo vệ để thoát thân) hiện tượng kẻ trộm vào kho được coi là phạm tội quan trọng (tức là tội nghiêm trọng).

b) Người phạm tội là nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội (như bộ đội, công an, du lích, tự vệ, thanh niên cờ đỏ v.v…) được giao vũ khí để làm công vụ cụ thể, rõ ràng. Người công dân thường, hoặc nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội ngoài nhiệm vụ chính của mình, cũng được coi như làm công vụ khi tham gia đấu tranh chống tội phạm quả tang hoặc chống hành vi bị nghi một cách hợp lý là phạm tội quả tang.

c) Hành vi cố ý do động cơ muốn thực hiện nhiệm vụ của người sử dụng vũ khí nhằm đối phó với hành vi trái pháp luật hoặc hành vi bị tình nghi một cách hợp lý là trái pháp luật, được coi là hành vi chính đáng hoặc cần thiết trong khi thi hành công vụ.

Nếu khi thi hành công vụ mà sử dụng vũ khí vì động cơ tư thù, vụ lợi, ghen tức, v.v… thì không được coi là thi hành công vụ.

Trong khi thi hành công vụ, nếu do vô ý mà gây chết người gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác thì tuỳ trường hợp mà định tội là vô ý làm chết người hay vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác. […].”

– Tham khảo các trường hợp được phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 31 và Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

4. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực theo luật quốc tế ?

Quá trình dân chủ hoá đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chù thể luật quốc tế với nhau. Bài viết tích cụ thể nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực dưới góc nhìn luật quốc tế:

Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:

“Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”.

Theo quy định nêu trên thì việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn công, tấn công, hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế.

Sau này, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong Hiến chương đã được cụ thể hoá trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp vối Hiến chương Liên hợp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970); Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược, Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu; Tuyên bố năm 1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế và một số văn kiện của phong trào không liên kết, tổ chức ASEAN…

Hiêh chương Liên hợp quốc không chỉ cấm việc sử dụng lực lượng vũ trang mà còn cấm cả sự cưỡng bức phi vũ trang nhưng khoản 4 Điều 2 Hiến chương nhấn mạnh trước tiên đến việc cấín sử dụng lực lượng vũ trang.

Định ước Henxinki năm 1975 quy định, các quốc gia tham gia sẽ “khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế. Như vậy, khái niệm vũ lực theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mờ rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang khác.

Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trước tiên nghiêm cấm chiến tranh xâm lược. Theo Định nghĩa xâm lược năm 1974, việc một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang trước tiên được coi là hành động gây chiến tranh xâm lược, là tội ác quốc tế, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia và trách nhiệm hình sự quốc tế của các tội phạm chiến tranh.

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, luật quốc tế đã đặc biệt nhấn mạnh tới nghĩa vụ của các quốc gia phải khước từ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, biên giới của quốc gia khác. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:

– Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;

– Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;

– Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;

– Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khấc;

– Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ ttang, lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.

Hiến chương Liên hợp quốc tuy không quy định cụ thể các biện pháp vũ lực nào là bất hợp pháp nhưng lại quy định các biện pháp vũ lực hợp pháp để chống lại xâm lược, thực hiện quyền tự vệ nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. Các điều từ 42 đến 47 và Điều 51 của Hiến chương quy định vê những trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang hợp pháp còn các điều 41 và 50 thì lại quy định về những trường hợp sử dụng hợp pháp sức mạnh phi vũ trang. Đó là những biện pháp như cắt đứt hoàn toàn hay một phần quan hệ kinh tế, giao thông đường sắt, đường biển, đường hàng không, bưu điện, bưu chính, điện đài, các phương tiện thông tin và cắt đứt quan hệ ngoại giao. Hiến chương Liên hợp quốc chỉ quy định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vào mục đích tự vệ (Điều 51) và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc bị xâm lược (các điều từ 39 đến 42). Sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ chỉ được Hiến chương cho phép khi có sự tấn công vũ trang chống lại quốc gia. Hiến chương (Điều 51) cám một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính tri (hành vi tự vệ phải tương xứng với hình thức tấh công). Như vậy, quyền tự vệ vũ trang chỉ áp dụng khi có sự tấn công vũ trang của quốc gia khác.

Riêng đối vói Hội đồng bảo an, Điều 42 Hiến chương quy định, tuỳ từng trường hợp nếu những biện pháp phi quân sự được khuyến nghị khổng đủ để giải quyết tranh chấp thì Hội đồng bảo an có thể tiến hành các biên pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân hoặc lục quân để duy trì hoặc lập lại hoà bình và an ninh quốc tế. Những biên pháp này bao gồm cả biểu dương lực lượng, bao vây phong toả và tiến hành chiến dịch bằng không quân, hải quân hoặc lục quân.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)