Đường Engel (Engel curve) là đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập của một cá nhân và mức tiêu dùng của anh ta về một loại hàng hóa nhất định, Hình 36 dưới đây vẽ đường Engel điển hình. Tại bất kỳ điểm nào, độ dốc của đường Engel cũng biểu thị khuynh hướng tiêu dùng cận biên cá nhân về một hàng hóa và chi ra tỷ lệ thay đổi của tiêu dùng so với sự thay đổi của thu nhập.
Hình 36. Đường Engel.
Tỷ lệ giữa tổng mức tiêu dùng một hàng hóa và tổng thu nhập là khuynh hướng tiêu dùng bình quân (APC) về hàng hóa đó – khuynh hướng này bằng độ dọc của một đường nối điểm gốc của tọa độ và một điểm trên đường Engel, chẳng hạn đường OA. Tỷ lệ giữa khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC) và khuynh hướng tiêu dùng bình quân về một hàng hóa chính là hệ số co giãn thu nhập của nhu cầu về hàng hóa đó. Chúng ta có thể chứng minh nhận định này bằng toán học. Nếu ký hiệu Y là thu nhập của người tiêu dùng và c là lượng tiêu dùng một hàng hoá nhất định của anh ta, thì khuynh hướng tiêu dùng cận biên MPC = AC/AY và khuynh hướng tiêu dùng bình quân APC = (7Y. Vì vậy,
MPC’ _ AC r _ APC ~ AK c ”
Trong đó O là hệ số co giãn thu nhập của nhu cầu về một hàng hoá.