1. Gây tai nạn làm chết 2 người bị phạt bao nhiêu năm tù ?

Chào Luật sư của LVN Group, tôi tên là N, nhờ Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi: Một người gây tai nạn làm chết 2 người trong khi người gây tai nạn đang bị tước giấy phép lái xe vì chạy quá tốc độ, lỗi hoàn toàn thuộc về người gây tai nạn thể hiện ở hiện trường là có 2 vết phanh mỗi vết dài gần 20m ở bên kia làn đường. Trong khi không có đơn xin giảm án của gia đình tôi mà toà xử 3 năm tù treo, đã phúc thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh nhưng không thay đổi bản án.
Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi toà xử như vậy có đúng với quy định của pháp luật chưa? Xe ô tô thì hết bảo hiểm dân sự. Bây giờ nhà tôi chưa nhận được bồi thường nào cả, tôi biết phải làm sao ?
Mong được tư vấn. cám ơn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

 

1.1 Cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là như thế nào ?

Toà án Theo thông tin bạn cung cấp thì người đó điều khiển phương tiện giao thông chạy xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, có lỗi trong việc gây thiệt hại cho tính mạng: làm chết 2 người thì hành vi này có dấu hiệu cấu thành Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 260, Bộ luật hình sự 2015.sửa đổi 2017. Cụ thể các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 
Lưu ý:
– Hậu quả được quy định chung với từng trường hợp phạm tội cụ thể.
– Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông đường bộ là hành vi không thưc hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản
Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự, an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan: – Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.
Chủ thể: – Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào tham gia giao thông đường bộ có năng lực trách nhiệm hình sự.
=> Như vậy người gây ra tai nạn giao thông dẫn đến chết ngừoi , 2 ngừoi chết thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này và đồng thời bên cạnh đó phải chịu trách nhiệm bồi thường về vật chất, khoản bồi thường về tinh thần, tiền mai táng, và tiền cấp dưỡng… cho phía bên ngừoi bị hại.

1.2 Khi nào thì được hưởng án treo ?

Theo quy định của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:Bị xử phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt, được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Những trường hợp không cho hưởng án treo: Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm
=> Như vậy, nếu không đồng ý với phán quyết của Tóa Án bạn có thể làm đơn kháng cáo lên Tòa Án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố để được giải quyết.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn chết người có lỗi hai bên ?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi vấn đề như sau. Tôi đang điều khiển xe tải trên đường liên xã vì tôi chạy giữa đường, với vận tốc khoảng 60km/h cách ngã ba khoản 5 m thì bất ngờ xuất hiện một xe gắn máy do một bé gái 16 tuổi chở theo 2 em nhỏ 10 tuổi từ đường nhánh trong xóm chạy ra (3 em này không đội mũ bảo hiểm). Vì bất ngờ nên tôi đánh lái sang trái để tránh nên xe gắn máy lao thẳng vào cửa phụ bên phải và ngã xuống đường khi đó xe ô tô của tôi một bên trái đã chạy xuống phần lề đường bằng đất cọ vào hàng rào tôi thấy có một thanh niên đang đứng trước mặt nên lại đánh lái sang phải để tránh. sau khi tránh được anh thanh niên kia tôi dừng xe lại cách khoảng 60m so với chỗ va chạm với xe gắn máy. Tôi xuống xe chạy lại chỗ 3 cháu nhỏ thì bị anh thanh niên kia cũng đang chạy lại chỗ 3 cháu nhỏ quay ngược lại đuổi theo tôi vì hoảng sợ nên tôi quay lại xe và điều khiển xe rời khỏi hiện trường. Do quen biết với bên công an nên ngay sau đó 5 phút công an huyện điện thoại kêu tôi đem xe về công an xã rồi công an huyện đưa tôi và phương tiện quay lại hiện trường để dựng lại hiện trường. Ba cháu nhỏ được đưa đi viện tỉnh cấp cứu nhưng cháu gái 16 tuôi đã tử vong sau 1 tuần nằm trên bệnh viện tỉnh. Trong quá trình điều trị gia đình tôi và gia đình chủ xe đã hỗ trợ bên gia đình cháu gái tổng cộng 100 triệu đồng. Bên phía gia đình cháu gái đã viết đơn xin bãi nại không khiếu kiện cho tôi và chủ xe tải.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này bên phía viện kiểm soát và bên công an điều tra có quyền xử phạt hình sự tôi về lỗi điều khiển phương tiện giao thông không tuân thủ luật giao thông gây tại nạn nghiêm trọng và có khởi kiện bố của cháu gái về lỗi giao phương tiện cho người không đủ tuổi điều khiển hay không. Nếu có thì hình phạt đối với tôi như thế nào và hình phạt đối với bố cháu bé như thế nào? Mong Luật sư của LVN Group trả lời cụ thể hơn vì những điều luật giao thông như luật 202 điểm a khoản c về vi phạm giao thông tôi cũng đã đọc qua. Ý của tôi là phân tích trong tình huống của tôi phía xe ô tô của tôi vi phạm lỗi gì và phía xe máy của cháu gái vi phạm lỗi gì ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Người gửi: N.B.N

Trả lời:

* Thứ nhất: đối với lỗi của bạn:

Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy nếu kết quả điều tra của cơ quan công an cho thấy bạn có vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều 202 này. Mặc dù có đơn bãi nại của phía người bị hại tuy nhiên đây không thuộc trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại do đó bạn vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi mình gây ra.

*Thứ hai: đối với lỗi của bố cháu bé:

Đối với lỗi của bố cháu gái, nếu chứng minh được việc điều khiển xe moto là do lỗi của bố cháu gái thì theo điểm đ khoản 5 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

……

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

Như vậy bố cháu gái có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều luật trên. Ngoài ra, nếu hành vi của bố cháu bé được xác định là có dấu hiệu của tội phạm thì bố cháu bé sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

* Thứ ba: về điểm c khoản 2 điều 202 Bộ luật Hình sự:

Đối với vướng mắc của bạn tại điểm c, khoản 2, Điều 260Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạncó thể được hiểu như sau:

Đối với trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Trên thực tế, có những trường hợp bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng nhưng lại đến cơ quan công an gần nhất để khai báo, thì cũng là bỏ chạy nhưng không phải để trốn tránh trách nhiệm. Như vậy, tình tiết này cần được giải thích như sau: “Bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng mà đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an, hoặc không đến trình báo ngay sau khi bỏ chạy nhưng chứng minh được có sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan, thì không phải là để trốn tránh trách nhiệm”. Xét vụ việc của ban, ngay sau vụ tai nạn bạn đã đến cơ quan công an để trình báo và cung cáp thông tin xác thực về vụ tai nạn vì vậy bạn không bị áp dụng tình tiết tăng nặng này.

Đối với trường hợp cố ý không cứu giúp người bị hại: Nếu bạn ở lại thì có khả năng cứu giúp được người bị nạn nhưng bạn không ở lại cứu giúp khiến người bị nạn chết thì sẽ bị xử lý về tội “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết” theo Điều 132 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Truờng hợp này thì việc không cứu giúp người bị nạn là tình tiết định tội, không phải là tình tiết tăng nặng. Đối với hành vi cố ý không cứu giúp người bị nạn ở trên không nhất thiết phải dẫn đến hậu quả là người bị hại chết hoặc bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Lỗi của bạn trong trường hợp này có thể là điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép, đi sai làn đường gây thiệt hại đến tính mạng. Lỗi của cháu gái là: điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm….

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

3. Vượt đèn đỏ gây tai nạn cho người khác có bị phạt tù ?

Thưa Luật sư, người nhà em bị một người đi xe vượt đèn đỏ đâm phải bị tỷ lệ thương tích theo giám định là 81% cơ thể. Nhà em đã nhiều lần đề nghị nhà bên kia bồi thường và chịu trách nhiệm nhưng gia đình họ không có động thái thăm hỏi hay bồi thường gì cả.
Vậy em có thể viết đơn lên Công an đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự được không?
Xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Hành vi vượt đèn đỏ và đâm người khác gây tỉ lệ thương tích 81% là hành vi vi phạm pháp Luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo điều 10, Luật giao thông đường bộ 2008 hành vi vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Và hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Như vậy hành vi vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm về an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể hành vi của đối tượng trên là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác.

Theo mục 72. Sửa đổi, bổ sung Điều 260 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Vậy trong trường hợp của bạn, gia đình hoàn toàn có quyền viết đơn tố cáo đối tượng đã gây ra tai nạn cho người nhà của bạn lên cơ quan Công an để đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

4. Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý thế nào ?

Xin chào luật sư: Bố em năm nay 58 tuổi, không có bắng lái xe máy tham gia giao thông và gây tai nạn rồi bố em bỏ trốn. Ba ngày sau công an điều tra và lập biên bản giữ xe Gia đình em đã liên hệ với bên bị nạn và đã bồi thường cho họ số tiền 15 triệu.Họ không bị nặng chỉ bị chấn động thần kinh phải nằm nghỉ ngơi. Gia đình em vẫn qua lại thăm họ nhưng khi yêu cầu họ viết đơn bãi nại để gia đình em lấy xe thì họ đòi 20tr nữa mới làm đơn.
Vậy trong trường hợp này em xin hỏi nếu gia đình em để cho công an họ giải quyết thì hình phạt của bố em là như thế nào và bồi thường ra sao?
Thứ 2 là khi công an giải quyết thì em sẽ phải nộp phạt là bao nhiêu ? Thứ 3 mức xử lý của bố em sẽ là mức nào ?
Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

1. Để xác định bố bạn có phải chịu trách nhiệm gì đối với hành vi của mình hay không còn phải căn cứ vào biên bản điều tra của cơ quan điều tra.

– Nếu hành vi của bố bạn chưa cấu thành tội phạm thì bố bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của Điều 6 Khoản 7 Điểm c Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…..

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Nếu hành vi của bố bạn đã cấu thành tội phạm, theo quy định của Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì bố bạn sẽ bị xử lý như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Tình tiết gia đình bạn đã thăm hỏi và bồi thường tiền mặt cho người bị nạn trong trường hợp này sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Về vấn đề bồi thường:

Trong trường hợp này, bố bạn đã có hành vi có lỗi, có hành vi trái quy định của pháp luật và từ hành vi của bố bạn đã gây ra thiệt hại đối với người khác do đó đối chiếu theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hành vi của bố bạn đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì chúng tôi có thể hiểu rằng bên bị thiệt hại chỉ bị thiệt hại về sức khỏe, do đó nếu bố bạn với người bị thiệt hại không thỏa thuận được về vấn đề bồi thường thì cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu bố bạn bồi thường những khoản chi phí như sau, Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5. Trách nhiệm khi đi xe gây tai nạn?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cho em hỏi: Em đi xe máy đâm vào người đi bộ chạy qua đường người này bị gãy chân vậy em có bị kiện ra tòa không nếu không giải quyết được dân sự ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ – Xương – Khớp ban hành kèm theo 22/2019/TT-BYT. Trường hợp gãy 1 chân có tỷ lệ thương tích dao động từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, bạn cần báo người bị thương tích đi giám định thì mới có kết luận chính xác.

Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ Khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự việc gây thiệt hai nghiêm trọng đến sức khỏa của người khác được xác định là tỷ lệ thương tật của người bị thiệt hại ở mức độ từ 31% trở lên.

Do đó, bạn cần xác định tỷ lệ thương tật của người bị thiệt hại sau đó căn cứ vào phân tích nêu trên để xác định mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Hình thức xử lý đối với người gây tai nạn giao thông ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group