Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012

II. Nội dung phân tích

Điều 22 Bộ luật lao động quy định về hợp đồng lao động như sau:

” Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”

xin chào Luật sư của LVN Group, tôi là nhân viên hợp đồng dài hạn tại một trường học có thời gian công tác là 5 năm, mức lương của tôi là 1.86 và không có tiền phụ cấp nghề. Tôi được đc kế toán trường thông báo là giáo viên, nhân viên hợp đồng có lương dưới 2,34 thì không nhận được hỗ trợ 8% lương. vậy tôi xin hỏi tôi có được hưởng tăng lương hay không? Nếu được thì tôi phải làm gì để nhận được hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn.

Quy định về điều kiện hưởng tiền lương tăng thêm đối với viên chức được quy định tại Nghị định 47/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.

Mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

2. Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016. Mức hưởng chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các loại phụ cấp lương.”

Như vậy, bạn được hưởng phần chênh lệch

Tôi tham gia đóng bảo hiểm nhân thọ prudential gói bảo hiểm 6370.000 vnd/ năm. Nay tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng vì nhân viên tư vấn đã tư vấn sai cho tôi. Tôi tham gia đóng bảo hiểm cho con. Nhân viên tư vấn nói rằng con tôi chưa đủ tuổi đăng kí nên phải khai tên tôi chứ hoàn toàn là tham gia cho con. Nhân viên đó đã tư vấn như vậy khi tôi thắc mắc là chỉ thấy điền tên tôi. Tôi tham gia được gần 1 năm. Liệu tôi có lấy lại được 1 phần số tiền đã đóng không. Họ nói nếu tôi chấm dứt hợp đồng tôi sẽ không nhận lại được tiền. Kính mong các anh/ chị tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn ạ!

 Luật kinh doanh bất động sản quy định như sau:

” Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được quy định như sau:

” Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, bạn chỉ có thể được hoàn lại phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 khi thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 23 Luật này.

Xin chào Luật sư của LVN Group. Chúng em là những nhân viên bán hàng bình thường.được ký hợp đồng đàng hoàng có đóng đầy đủ bảo hiểm…. Nay do công ty siết chặc nhân sự. Giảm nhân viên tại cửa hàng. Nên công ty tự ý lập ra một đội gọi nôm na là đội sale, 1 số bạn sẽ bị đẩy qua đội này. Có sale chương trình mới đi làm. 1thang hên xui được 2 ngày sale còn lại ở nhà, có bạn ở không nguyên tháng. Xin hỏi Luật sư của LVN Group sự việc này có làm đúng luật không. Xin chân thành cảm ơn quý công ty.

Bộ luật lao động hiện nay có quy định về thời gian làm việc tối đa. Theo phương thức làm việc tại doanh nghiệp của bạn thì doanh nghiệp đang muốn giảm thời gian làm việc thực tế cho người lao động. Như vậy, nội dung của hợp đồng cần được thay đổi để đảm bảo theo đúng quy định pháp luật quy định tại điều 22 Bộ luật lao động nêu trên.Theo đó, doanh nghiệp có thể áp dụng thực hiện phụ lục hợp đồng được quy định như sau:

” Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng cách thức làm việc theo nhu cầu nhưng cần đảm bảo quy định về tiền lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi….cho người lao động. Nếu doanh nghiệp vi phạm những vấn đề nêu trên bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện.

E hiện giờ đang đi lao động bên nhật bản. Trước khi đi công ty xuất khẩu lao động bắt chúng e đóng 3000usd tiền đặt cọc và có làm bản hợp đồng ba bên giữa e công ty xuất khẩu lao động và ngân hàng. Trong hợp đồng có ghi nếu e muốn rút số tiền đó thì công ty xuất khẩu lao động sẽ soạn 1 văn bản đề nghị phía ngân hàng cho rút số tiền đó. Nhưng công ty đã ko soạn văn bản cho e đi rút tiền. E là người đứng sổ mà bây giờ e ko có mặt ở việt nam thì có cách nào rút được tiền ko ạ. E có thể uỷ quyền cho người nhà e đi rút được không. Và uỷ quyền thì làm thế nào mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp.

Người đại diện theo ủy quyền được thực hiện như sau:

” Điều 142. Đại diện theo ủy quyền

1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Điều 144. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.

3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền ủy quyền cho cá nhân trong nước tiến hành thực hiện thủ tục liên quan đến ngân hàng. Tuy nhiên, liên quan đến nội dung đặt cọc bạn cần chú ý quy định sau:

” Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, số tiền đặt cọc chỉ được trả lại cho bạn khi hai bên thỏa thuận hoặc trong trường hợp bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ đặt cọc.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./. 

Bộ phận Luật sư Lao động – Công ty luật LVN Group