Nay có tranh chấp sếp tôi lại muốn giải quyết bằng Tòa án chứ không phải Trọng tài thì có được không? ( Nguyễn Văn Anh, Hải Dương).

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án khi đã có thỏa thuận trọng tài ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Như vậy, để có thể xác định tranh chấp trên có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không thì trước hết cần xác định thỏa thuận trọng tài theo hợp đồng giữa Công ty bạn và Công ty X có hiệu lực pháp luật hay không.

Thỏa thuận trọng tài phải đảm bảo về mặt hình thức như sau:

– Phải được lập bằng văn bản (bao gồm cả thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác) thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài;

– Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng;

Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp bị vô hiệu quy định tại Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại, cụ thể như sau:

– Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li – xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật;

Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

–  Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

–  Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;

–  Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định về hình thức nêu trên;

–  Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp.

Theo thư, bạn chỉ nói có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà không nêu rõ có thỏa thuận tổ chức trọng tài nào giải quyết hay không. Do đó, nếu thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty bạn và Công ty X không nêu rõ tên Trung tâm trọng tài thì thỏa thuận này vô hiệu. Tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Ngoài ra, theo quy định tại Mục 1.2 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngay 31/7/2003, một số trường hợp khác tuy các bên có thoả thuận trọng tài, nhưng vụ tranh chấp vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân như:

– Khi được Công ty bạn (là nguyên đơn) cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết hoặc khi được Toà án thông báo về việc Công ty bạn đã nộp đơn kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Công ty bạn hoặc thông báo của Toà án Công ty X (bị đơn) không phản đối (được coi là các bên có thoả thuận mới lựa chọn Toà án giải quyết vụ tranh chấp thay cho thoả thuận trọng tài); hoặc Công ty X có phản đối nhưng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thoả thuận trọng tài (trường hợp này được coi là không có thoả thuận trọng tài);

Có quyết định của Toà án huỷ quyết định trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác. Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, bạn có thể xác định tranh chấp giữa Công ty bạn và Công ty X thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân hay không để thực hiện đúng thủ tục khởi kiện theo quy định của pháp luật. 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật trực tuyến, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 

————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;