Giảm công nghiệp hoá, quá trình (deindustrialisation) là sự giảm sút liên tục trong tỷ trọng sản lượng và lực lượng lao động của ngành công nghiệp. Kết quả quan sát cho thấy ngành công nghiệp ở các nước phát triển có xu thế tăng trưởng chậm hơn ngành dịch vụ. Bảng 2 cho thấy ở Mỹ, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP giảm từ 38% vào năm 1960 xuống còn 32%, trong khi tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 58% lên 66%.

Thay đổi trong tỷ trọng của các ngành có thể phản ánh những thay đổi theo thời gian trong cơ cấu nhu cầu cuối cùng về hàng hoá và dịch vụ. Điều này có thể coi là quá trình phát triển tự nhiên gắn liền với sự chín muồi của nền kinh tế. Mặt khác, sự suy giảm của nhịp độ công nghiệp hoá phát sinh từ những khiếm khuyết ở phía cung như chi phí cao, tỷ giá hối đoái bị định giá quá cao, thiếu hụt đầu tư và đổi mới – những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của một nước trong thương mại quốc tế – lại là một vấn đề nghiêm trọng. Sự suy giảm nhịp độ phát triển công nghiệp trong trường hợp này thường đi kèm với tình trạng suy giảm sản lượng, thất nghiệp tăng và những khó khăn trong việc duy trì cán cân thanh toán mong muốn.

Nông nghiệp nghiệp

Công nghiệp

Chế biến

Dịc

1 vụ

1960

1984

1960

1984

1960

1984

1960

1984

Anh

3

2

43 .

. 32

32

18

54

66

Mỹ

4

2

38

32

29

21

58

66

Nhật

13

4

45

42

34

32

42

54

Đức

6

2

53

46

40

35

41

52

Bảng 2. Sự suy giảm nhịp độ phát triển công nghiệp. Phân phối tổng sản phẩm trong nước cho thấy ngành công nghiệp ở các nước tiên tiên tăng chậm hơn ngành dịch vụ. Tỷ trọng của ngành công nghiệp bao gồm tỷ trọng của cả ngành chế biến. Nguồn: Báo cáo phát triển của Ngân hàng thế giới, 1984.

Quy mô suy giảm nhịp độ công nghiệp hoá ở Mỹ biểu hiện rõ nét hơn trong những năm 80 do tỷ giá hối đoái bị định giá cao đến mức giả tạo. Chính yếu tố này làm cho các doanh nghiệp ở Mỹ bị mất thị trường ở hải ngoại.