1. Khái niệm Giám định mớn nước

Giám định mớn nước là một nghiệp vụ nhằm xác định khối lượng của hàng hóa, vật liệu được xếp lên hoặc dỡ xuống khỏi tàu thuyền. Giám định mớn nước (Draught survey) là kiểm tra tại cảng để xác định số lượng hàng có trên tàu.

Giám định khối lượng bằng phương pháp đo mớn nước dựa trên nguyên tắc xác định sự thay đổi lượng giãn trước và sau khi xếp hàng hoặc dỡ hàng khỏi tàu để tính ra khối lượng của hàng hóa.

Công việc được thực hiện thông qua việc đọc mớn nước ban đầu (initial draft) và mớn nước cuối (final draft) tại các vị trí mũi trái, mũi phải, giữa trái, giữa phải, lái trái, lái phải, kết hợp với việc đo tỉ trọng nước, đo khối lượng nước ballast, dầu, nước ngọt, v.v… tại các két và kết hợp với những thông số kỹ thuật của tàu tại mỗi lần đo để thực hiện tính toán ra khối lượng hàng hóa.

Trong rất nhiều trường hợp, tàu neo đậu để chuyền tải và xếp, dỡ hàng hóa tại vùng biển động, sóng nước dâng hạ với biên độ lớn khiến cho việc cắt mớn đúng lúc quyết định độ chính xác của phép đo.

 

2. Các giai đoạn của giám định mớn nước

Việc kiểm tra được tiến hành làm 2 giai đoạn:

Trước và sau khi dỡ hàng. Trước khi dỡ hàng, giám định viên xác định mớn nước phía trước, mớn nước phía sau của tàu, có xem xét đến các yếu tố như tỷ trọng của nước tại nơi tàu đỗ, mức độ biến dạng (hog, sag) của vỏ tàu, trọng lượng giãn nước (displacement tonnage). Sau đó, giám định viên sẽ đo các két ở trên tàu để xác định số lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn (ballast). Sau khi tàu dỡ xong hàng, giám định viên sẽ làm lại những bước như trên để có được trọng lượng giãn nước mới.

Bước tiếp theo là giám định viên tính toán số lượng nhiên liệu, nước ngọt đã tiêu thụ trong quá trình dỡ hàng cũng như số lượng nước dằn đã bơm ra khỏi tàu, để từ đó tính được số lượng hàng. Phương pháp này đôi khi còn được sử dụng để làm cơ sở cho việc thanh toán tiền bán hàng, tiền cước vận chuyển đối với hàng rời/hàng xá.

 

3. Cách thức thực hiện giám định mớn nước

Giám định được thực hiện bằng cách đọc các dấu mớn nước của tàu tại sáu điểm chuẩn trên thân tàu: mũi tàu, thân tàu và đuôi ở cả hai mạn trái và mạn phải. Việc điều chỉnh các yếu tố như xoay buồm, mật độ nước và trọng lượng phi hàng hoá (như dầu nhiên liệu và nước uống) được thay đổi trước khi tính toán thay đổi trọng lượng hàng hoá.

Để xác định khối lượng hàng ta làm như sau:

Đầu tiên ta đọc mớn nước (gồm mũi trái, phải. Giữa trái, phải. Lái trái, phải). Sau đó ta tính mớn trung bình. Mớn mũi= mũi trái+ mũi phải chia 2.tương tự với mớn giữa và lái.

Hiệu chỉnh do thước đọc mớn không trùng với các đường thủy trực. Sau đó ta tính mớn trung bình= ((mớn tb mũi+ mớn tb lái)*2 + mớn tb giữa) chia cho 4

Tra bảng thủy trực sẽ cho ta khối lượng toàn tàu trong nước biển (tỉ trọng 1.025):(D). Dùng tỉ trọng kế đo tỉ trọng nước tại nơi tàu đậu (td). Khi đó khối lượng tàu thực tế = D * td chia cho 1.025.

Với tàu dầu: Người ta đã tính sẵn khối lượng trong các bảng barem. Ta chỉ cần xác định nhiệt độ và chiều cao dầu trong các két, sau đó hiệu chỉnh do chênh lệch mớn (trim) trong barem sẽ cho kết quả.

 

3.1 Xác định khối lượng hàng

  • Đầu tiên ta đọc mớn nước (gồm mũi trái, phải. Giữa trái, phải. Lái trái, phải). Sau đó ta tính mớn trung bình. Mớn mũi= mũi trái+ mũi phải chia 2.tương tự với mớn giữa và lái.
  • Hiệu chỉnh do thước đọc mớn không trùng với các đường thủy trực. Sau đó ta tính mớn trung bình= ((mớn tb mũi+ mớn tb lái)*2 + mớn trung bình giữa) chia cho 4
  • Tra bảng thủy trực sẽ cho ta khối lượng toàn tàu trong nước biển (tỉ trọng 1.025):(D). Dùng tỉ trọng kế đo tỉ trọng nước tại nơi tàu đậu (td). Khi đó khối lượng tàu thực tế = D * td chia cho 1.025.

 

3.2 Kinh nghiệm đọc mớn nước

Độ chính xác của việc đọc mớn nước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như độ chính xác của thước đo mớn nước, mức độ sóng biển, độ cong vỏ tàu nơi có thước đo mớn nước, ánh sáng khi quan sát, kỹ thuật và kinh nghiệm người đọc mớn nước… Để nâng cao độ chính xác của việc đọc mớn nước, cần chú ý những điểm sau đây:
Đọc khi nước yên tĩnh:
  • Cố gắng đến càng gần thước đo mớn càng tốt.
  • Tầm nhìn càng thấp xuống mặt nước càng tốt.
  • Dùng thước dây để hỗ trợ khi đo (mặt nước phải tuyệt đối yên tĩnh)
  • Khi đọc mớn nước trong điều kiện ánh sáng kém (ban đêm) thì phải áp dụng một số biện pháp sau đây để nâng cao độ chính xác, ném một viên đá cuội để tạo sóng chỗ vùng gần thước đo mớn nước, hoặc thả vật nhẹ trên mặt nước, mục đích là làm cho đường nước nhấp nhô nhẹ tại thước đo, dùng đèn pin cường độ ánh sáng mạnh để đọc.
Khi có sóng nhỏ đến trung bình
  • Khi có sóng tốt nhất là đứng trên cầu cảng hoặc dùng canô để đọc mớn nước. Tuy nhiên khi dùng canô cần chú ý không chạy quá gần tàu sao cho để có thể vừa nhìn thấy thước đo mớn mà không tạo sóng lớn nhấp nhô gây khó khăn cho việc quan sát.
  • Mỗi lần quan sát cố đọc số đo tại điểm giữa của đỉnh sóng và đáy sóng. Đọc nhiều lần lấy giá trị trung bình.
Chú ý:
Số đo mớn nước phải đọc tại chân chữ số ghi trên thước đo mớn nước.
Nói chung, bất kỳ trong trường hợp nào khi đọc mớn nước đều phải nới lỏng xích neo và điều chỉnh dây buộc tàu để chúng không ảnh hưởng đến mớn nước thực của tàu.
 
Xác định khối lượng hàng hóa bằng phương pháp giám định mớn nước.
Nguyên lý chung của phương pháp:
Khối lượng hàng xếp xuống tàu là hiệu số giữa lượng dãn nước khi giám định lần cuối (đã trừ tổng trọng lượng các thành phần dự trữ) và lượng dãn nước khi giám định lần đầu (đã trừ tổng trọng lượng các thành phần dự trữ).
Giám định lần đầu (Initial survey) – Bước 1
 
a. Xác định tỷ trọng nước nơi tàu đậu
Tỷ trọng nước được xác định bằng tỷ trọng kế (Hydrometer) trang bị trên các tầu biển. Tỷ trọng kế được thiết kế có thể đo được nước mặn tới 1,035 T/m3. Mỗi vạch trên thang chia của tỷ trọng kế có giá trị tương ứng bằng 1/1000 T/m3. Mẫu nước đo tỷ trọng được lấy bằng gầu múc nước tiêu chuẩn cho phép người lấy mẫu có thể lấy được đúng nước theo chiều chìm của tàu. Vị trí lấy mẫu nước tốt nhất phải tránh nơi có nguồn nước thải từ trong cầu chảy ra. Đặc biệt phải thật cẩn thận xác định tỷ trọng nước khi tàu đậu gần các cửa sông lớn.
Thời điểm lấy nước mẫu để xác định tỷ trọng được thực hiện đồng thời với công tác đọc mớn nước.
Khi có nước mẫu, thả nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào trong, chờ cho tỷ trọng kế hoàn toàn đứng yên trong nước thì thực hiện việc đọc giá trị tỷ trọng.
 
b. Đọc giá trị mớn nước trên các thước mớn nước
Thước mớn nước của tàu thường được xây dựng theo chiều dọc hai mạn tàu ở mũi, mặt phẳng sườn giữa và lái tàu theo các hệ mét, hệ feet, hệ số la mã tuỳ theo nơi đóng tàu. Việc đọc mớn nước thường đọc từ các xuồng nhỏ chạy xung quanh tàu hoặc sử dụng thang dây thả tại vị trí thước mớn nước. Mớn nước tại đường trục dọc (Center Line)là giá trị trung bình cộng của hai giá trị mớn nước đọc được tại hai đường mớn nước đối xứng và được tính theo các công thức sau:

c. Hiệu chỉnh giá trị mớn nước về đường thủy trực và mặt phẳng sườn giữa

Việc hiệu chỉnh được thực hiện nhờ công thức sau:
 >> 
Trong đó da, df, d là các giá trị hiệu chỉnh mớn nước tính toán được hoặc tra từ hồ sơ tàu.
d. Tính mớn nước trung bình cuối cùng (final mean draught or quarter mean draught)
– Áp dụng công thức sau:
– Tính Quarter mean Draught có thể thực hiện qua trình tự sau:
 
e. Tra lượng giãn nước từ mớn trung bình cuối (D1)
Lấy giá trị mớn nước trung bình cuối cùng đưa vào bảng thủy tĩnh ta sẽ tra được giá trị lượng giãn nước tương ứng với nước trung bình cuối cùng (Cần tính thêm một lượng giãn nước nội suy nếu như giá trị mớn nước trung bình cuối cùng có thêm phần lẻ)

Ví dụ: Tàu Oceanic Star có mớn nước đã hiệu chỉnh là dA=11.92m; dF=11.68m; d= 11.78m; Vậy mớn nước trung bình cuối cùng dFinal mean= 11.785m; tra trong bảng thủy tĩnh với mớn nước d=11.78 có lượng giãn nước tương ứng là Dbảng= 71222 MT và TPC=65.6 T/cm. Lượng giãn nước nội suy là 0.5 cm x 65.6 T/ cm= 32.8.

Vậy lượng giãn nước tương ứng với mớn nước trung bình cuối cùng sẽ là :
D= 71222 + 32.8 = 71254.8 MT
f. Tính các số hiệu chỉnh do tàu chúi (Trim Correction): có hai số hiệu chỉnh
+ Số hiệu chỉnh thứ nhất: (Trim Corr. 1)
(tấn)
LBP: Chiều dài tính toán của tàu
t (trim) : Hiệu số mớn nước của tàu
Dấu của số hiệu chỉnh thứ nhất được xét theo bảng sau:
  Tâm F trước  Tâm F ở sau 
Tàu chúi lái +
Tàu chúi mũi +
 

+ Số hiệu chỉnh thứ hai (NEMOTO) (Trim Corr. 2)

(T) Trong đó là sự thay đổi mô men chênh mớn nước. Thông thường người ta lấy dZ = 1m và dM được tính như sau:

dM = MTC1 – MTC2 trong đó MTC1 là giá trị mô men làm thay đổi 1cm hiệu số mớn nước của tàu được tra từ bảng thuỷ tĩnh tại mớn nước lớn hơn mớn nước hiện tại (dTB) của tàu 0.50m và MTC2 được tra tại mớn nước nhỏ hơn mớn nước hiện tại (dTB) 0.50m

Từ giá trị dTB + 0,5 tra bảng thuỷ tĩnh được MTC1

Từ giá trị dTB – 0,5 tra bảng thuỷ tĩnh được MTC2

Lượng dãn nước của tàu sau khi đã hiệu chỉnh tàu chúi là

D2 = D1  D1 + D2

g. Hiệu chỉnh tỷ trọng nước

: Tỷ trọng nước biển nơi tàu đỗ

Lượng dãn nước thật của tàu (A) : A = D2 + D3

h. Tính tổng trọng lượng các thành phần dự trữ (a)

Các thành phần dự trữ trên tàu bao gồm các thành phần như trọng lượng nước ngọt, trọng lượng nước ballast, trọng lượng dầu FO, trọng lượng dầu DO, trọng lượng dầu nhờn, lương thực thực phẩm… Các thành phần trọng lượng này đều có một đặc tính chung là có thể xác định chính xác trọng lượng của chúng trên tàu trong các thời điểm giám định mớn nước bằng các phương pháp xác định số đo các tank két.

i. Tính hiệu số ( A – a )

2.5.2. Giám định lần cuối (Final Survey) – Bước 2

Sau khi hoàn thành công tác hàng hóa chúng ta thực hiện công tác giám định lần cuối có các trình tự như giám định lần đầu mà lượng giãn nước ta tính được kí hiệu là “B” và tổng trọng lượng các thành phần dự trữ. Tính hiệu số ( B – b )

2.5.3. Xác định khối lượng hàng bốc, xếp – Bước 3

– Khi tàu thực hiện công tác xếp hàng: Khối lượng hàng= ( B – b ) – ( A – a )

– Khi tàu thực hiện công tác dỡ hàng: Khối lượng hàng= ( A – a ) – ( B – b )

2.5.4. Báo cáo giám định mớn nước

 

DRAFT SURVEY REPORT
Ship’s Name: Southern Star   Date: 14/08/05
Voyage: 41 Pusan, Korea – Newcastle, Australia – Kinuura, Japan Time: 1400 Hrs
Cargo : Coal in Bulk Berth: #4 pier Carington
    INITIAL SURVEY

 

 

FINAL SURVEY

 

 

Date of Survey

  25/08/05   01/09/05
Density of harbour water   1.022   1.022
Ship’ Draught
Corrected Fore Draught (FP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.0028

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.667

Corrected Aft Draught (AP) 8.8274 11.983
Mean Draught (Fore& Aft) 7.9151 11.830
Port Midship 7.92 11.790
Starboard Midship 7.98 11.790
Midship mean 7.95 11.790
Mean of means 7.9325 11.810
Mean of mean of means (Final mean) 7.9412 11.800
Quantity of ship’s elememt
Corresponding Displacement   46717.34   71353
Trim Correction (1+2)   -292.45   5.31
Density Correction   -135.87   208.85
Corrected Displacement (A) 46289.02 (B) 71149.46
Fuel oil   736   464
Diesel Oil   45   43
Fresh Water   265   70
Ballast Water   34753.4   57
Other (Lub. & Cyl. Oil, etc.)   18.6   18.6
Total Weight (a) 35818 (b) 652.6
      (A – a) 10471.02 (B – b) 70496.86
From the above figures and basing on the ship’ displacement scales provided on board, we calculate
and report on the weight of the cargo loaded/unloaded to be as follows: (B – b) – (A – a)/(A-a)-(B-b)
This is cargo on board : 60025.84 MT Rounded 60026 MT
Say: Sixty thousand and twenty six metric tons
Remarks:  
Master/Chief Officer:   Draft Surveyor: