Thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau. Điều luật không giới hạn các thủ đoạn này mà chỉ liệt kê 2 thủ đoạn cụ thể có thể được sử dụng là thủ đoạn dùng vũ lực, thủ đoạn
1. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi được quy định như thế nào?
Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;c) Đổi với người mà mĩnh có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;d) Đối với từ 02 người đến 05 người;đ) Phạm tội 02 lần trở lên;e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Đoi với 06 người trở lên;c) Gây thương tích, gây ton hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tốn thương cơ thể 61% trở lên;d) Làm nạn nhân chết;đ) Tái phạm nguy hiểm.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS, là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Khoản 1 của điều luật quy định hành vi khách quan của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi có thể là: Hành vi chiếm giữ người dưới 16 tuổi hoặc là hành vi giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi. Trong đó, hành vi chiếm giữ được hiểu là hành vi (cố ý) cách ly trái phép người dưới 16 tuổi khỏi sự quản lý của gia đình hoặc người quản lý hợp pháp và thiết lập sự quản lý đó cho mình hoặc người khác.
Thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau. Điều luật không giới hạn các thủ đoạn này mà chỉ liệt kê 2 thủ đoạn cụ thể có thể được sử dụng là thủ đoạn dùng vũ lực, thủ đoạn
đe dọa dùng vũ lực và xác định tất cả các thủ đoạn khác đều có thể là thủ đoạn phạm tội của tội này. Ở đây, thủ đoạn khác có thể là thủ đoạn lén lút, thủ đoạn lừa dối… Trong các thủ đoạn nhự vậy có thủ đoạn thể hiện là hành vi khách quan cụ thể như hành vĩ dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vụ lực hoặc hành vi lừa dối… Khi đó, cũng có thể coi hành vi khách quan của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi không chỉ là hành vi chiếm giữ người dưới 16 tuổi hoặc hành vi giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi mà còn gồm cả hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi lừa dối V.V.. Bên cạnh đó cũng có thủ đoạn phạm tội không thể là hành vi cụ thể như thủ đoạn lén lút và khi đó hành vi khách quan của tội phạm này chỉ là hành vi chiếm giữ người dưới 16 tuổi hoặc hành vi giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
2.4 Khung hình phạt được áp dụng
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm chiếm đoạt người dưới 16 tuổi mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Đây là trường họp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có nghề nghiệp nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi chiếm giữ người dưới 16 tuổi hoặc hành vi giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.
– Đối với người mà mĩnh có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng: Đây là trường hợp phạm tội mà giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ đặc biệt với nhau. Trong đó, người phạm tội là người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân. Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.
– Đổi với từ 02 người đến 05 người: Đây là trường hợp có nhiều nạn nhân nhưng tối đa là 05 nạn nhân vì từ 06 nạn nhân trở lên thuộc trường hợp phạm tội tăng nặng tại khoản 3 của điều luật, số nạn nhân này có thể thuộc một hoặc nhiều lần phạm tội khác nhau.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi xảy ra cùng thời gian hoặc ở các thời gian khác nhau.
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe thực thể hoặc sức khỏe tâm thần ở mức độ rất nghiêm trọng trong quá trình bị chiếm đoạt hoặc do bị chiếm đoạt.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Cỏ tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và coi việc phậm tội này như là nguồn thu nhập chính.<173)
– Đổi với 06 người trở lên: Đây là trường hợp có từ 06 nạn nhân trở lên và số nạn nhân này có thể thuộc một hoặc nhiều lần phạm tội khác nhau.
– Gây thương tích, gầy ton hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhãn mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe thực thể hoặc sức khỏe tâm thần ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình bị chiếm đoạt hoặc do bị chiếm đoạt.
– Làm nạn nhân chết: Đây là trường họp nạn nhân đã chết trong quá trình chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Neu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người thì hành vi phạm tội của họ cấu thành tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường họp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định như thế nào?
Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Có tổ chức;b) Vì mục đích thương mại;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;d) Đối với từ 02 người đến 05 người;đ) Phạm tội 02 lần trở lên;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Gây thương tích hoặc gãy tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%) trở lên;c) Đoi với 06 người trở lên;d) Gây chết người;đ) Tái phạm nguy hiểm.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội mua bản, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS, là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS
4.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định có thể là một trong các hành vi sau:
– Hành vi mua bán mô của người khác;
– Hành vi chiếm đoạt mô của người khác;
– Hành vi mua bán bộ phận cơ thể của người khác hoặc
– Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác.
Trong đó, “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người …còn …Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lỷ nhất định. ”.
Theo đó, hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác được hiểu là hành vi mua hoặc là hành vi bán các đối tượng này; hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác được hiểu là hành vi có được đối tượng này bằng các thủ đoạn khác nhau tương tự như các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn gian dối v.v..
4.3 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường họp đồng phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Vì mục đích thương mại: Đây là trường họp hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được thực hiện với mục đích kinh doanh, nhằm thu lợi nhuận từ các hành vi này.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có nghề nghiệp nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của người khác.
– Đối với từ 02 người đến 05 người: Đây là trường hợp có nhiều nạn nhân nhưng tối đa là 05 nạn nhân vì từ 06 nạn nhân trở lên thuộc trường hợp phạm tội tăng nặng tại khoản 3 của điều luật, số nạn nhân này có thể thuộc một hoặc nhiều lần phạm tội khác nhau.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường họp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của người khác và các hành vi này xảy ra cùng thời gian hoặc ở các thời gian khác nhau.
– Gây thương tích hoặc gãy tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Đây là trường họp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe thực thể ở mức độ rất nghiêm trọng do hành vi phạm tội đã thực hiện.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của người khác và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Gãy thương tích hoặc gãy tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỳ lệ ton thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe thực thể ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phạm tội đã thực hiện.
– Đối với 06 người trở lên: Đây là trường hợp có từ 06 nạn nhân trở lên và số nạn nhân này có thể thuộc một hoặc nhiều lần phạm tội khác nhau.
– Gây chết người: Đây là trường hợp nạn nhân đã chết do hành vi phạm tội, có thể là trong quá trình họ bị chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người thì hành vi phạm tội của họ cấu thành tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của người khác.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.