1. Giới thiệu tác giả TS. Nguyễn Văn Tuyế
Giáo trình Luật ngân sách nhà nước – Trường Đại học luật Hà Nội do TS. Nguyễn Văn Tuyến làm chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của nhiều giảng viên giảng dạy tại Trường đại học luật Hà Nội.
Tập thể tác giả:
TS. Nguyễn Văn Tuyến
TS. Nguyễn Thị Ánh Vân
TS. Phạm Thị Giang Thu
ThS. Vũ Văn Cương
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Luật ngân sách nhà nước – Trường Đại học luật Hà Nộ
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Tuyến chủ biên
Nhà xuất bản Công an nhân dân
3. Tổng quan nội dung sách
Từ lâu, hệ thống chính sách công nói chung và chính sách công tài nói riêng đã từng được quan niệm và sử dụng như là những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế và chất lượng xã hội của mình. Với ý nghĩa là một bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách công tay của một quốc gia. Trong nhiều năm nay luật ngân sách nhà nước hay luật tài chính công, theo cách gọi của một số nhà khoa học là lĩnh vực pháp luật đã giành được sự quan tâm sâu sắc của các nhà lập pháp, giới luật gia, các nhà quản lý và đông đảo sinh viên các ngành kinh tế, tài chính cũng như sinh viên ngành luật ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong những năm qua pháp luật về ngân sách nhà nước đã được tìm hiểu và khảo cứu là một mạng quan trọng nhất trong môn học luật tài chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội và nhiều cơ sở đào tạo luật khác trong cả nước. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu bức xúc của việc cải cách nền tài chính công ở nước ta trong những giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về phương diện luật pháp, việc nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn và toàn diện hơn về lĩnh vực pháp luật quan trọng đây là một yêu cầu khách quan đối với mọi cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật học.
Để đáp ứng yêu cầu khách quan đó đồng thời cũng là để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình và làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn cuốn Giáo trình luật ngân sách nhà nước. Cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Ngân sách nhà nước, gồm: nhập môn Luật Ngân sách nhà nước; tổ chức hệ thống ngân sách; lập dự toán ngân sách nhà nước; chấp hành, quyết toán, quản lí quĩ ngân sách nhà nước; xử lí vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1: Nhập môn Luật Ngân sách nhà nước
- Tổng quan về ngân sách nhà nước
- Luật ngân sách nhà nước trong nền tài chính công hiện đại
Chương 2: Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
- Khái niệm và các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
- Phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước
Chương 3: Lập dự toán ngân sách nhà nước
- Khái niệm, đặc điểm của hoạt động dự toán ngân sách nhà nước
- Thẩm quyền của các chủ thể trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước
- Trình tự, thủ tục lập dự toán ngân sách nhà nước
Chương 4: Chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
- Chấp hành ngân sách nhà nước
- Quyết toán ngân sách nhà nước
- Kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Chương 5: Quản lí quỹ ngân sách nhà nước
- Khái niệm và sự cần thiết phải quản lý quỹ ngân sách nhà nước
- Các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước
- Chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Chương 6: Xử lí vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước
- Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình luật ngân sách là một tài liệu độc lập trong hệ thống giáo trình và là tài liệu tham khảo của trường Đại học luật Hà Nội.
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu nhiều năm của tác giả, cùng với việc khảo cứu có chọn lọc các tài liệu trong nước và ngoài nước gắn liền với việc tham chiếu, so sánh các quy tắc của pháp luật thực hiện tại Việt Nam và pháp luật nước ngoài về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính công và ngân sách nhà nước.
Cuốn sách không chỉ là học liệu quan trọng và cần thiết đối với học viên, sinh viên ngành luật mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực pháp lý này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật ngân sách nhà nước – Trường đại học Luật Hà Nội”.
Luật LVN Group chia sẻ dưới đây một số quy định về quản lý ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước 2015 để bạn đọc tham khảo:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.
11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
Điều 18. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
2. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
3. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
4. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
5. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
7. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
8. Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
9. Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
10. Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật
11. Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.
12. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.
Điều 36. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi dự trữ quốc gia.
3. Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
a) Quốc phòng;
b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
c) Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
e) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
h) Sự nghiệp thể dục thể thao;
i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
k) Các hoạt động kinh tế;
l) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
4. Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
5. Chi viện trợ.
6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.