1. Chỉ có Giấy hẹn bằng lái xe có được lái xe?

Chào Luật sư, Tôi có thắc mắc cần được sự hỗ trợ của Luật sư. Vừa rồi tôi có đi thi bằng lái xe máy và được cho một giấy hẹn. Hôm sau tôi đi trên đường thì bị giao thông kiểm tra hành chính. Họ yêu cầu tôi xuất trình Giấy phép lái xe và tôi có đưa ra giấy hẹn lấy bằng. Nhưng không được chấp nhận, họ lập biên bản và xử lý tôi với hành vi không có giấy phép lái xe. Như vậy, có đúng không trong khi tôi đã thi đỗ và có giấy hẹn ?
Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đó, giấy phép lái xe là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong điều khoản trên không quy định giấy hẹn cấp bằng lái xe có thể thay thế giấy phép lái xe. Mà ở đây, giấy hẹn cấp bằng lái xe đơn thuần là một xác nhận về việc bằng lái xe của bạn đang được cấp ( thể hiện thời gian bạn có thể nhận bằng lái xe). Vì giấy này không có giá trị thay thế giấy phép lái xe cho nên nếu bạn vi phạm giao thông thì sẽ bị xử lý như trường hợp không có giấy phép lái xe.

Về mức xử phạt vi phạm hành chính khi điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có giấy phép lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Người vi phạm giao thông sẽ khiếu nại ở đâu?

Em chào Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho e hỏi là: Khi CSGT dừng xe người vi phạm mà CSGT lại vi phạm điều lệ ngành như: không chào người vi phạm (theo thông tư 27), không có thẻ xanh (thông tư 45), văng tục với người vi phạm, làm luật…. Thì người vi phạm giao thông sẽ khiếu nại như thế nào? Chống đối trong trường hợp đó có bị gọi là chống lại người thi hành công vụ không ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính về thủ tục khiếu nại, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, nếu biết được CSGT có những hành vi vi phạm quy định thì bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Thanh tra CSGT hoặc gửi đơn khiếu nại đến trưởng công an cấp huyện để được giải quyết.

Thứ hai, theo quy đinh, những lỗi vi phạm về tác phong của cảnh sát giao thông sẽ bị xử lí từ nhắc nhở đến chuyển công tác, thậm chí buộc ra khỏi ngành. Tuy nhiên, việc người vi phạm có hành vi chống lại cảnh sát giao thông thì tùy theo mức độ có thể bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bs 2017) như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Theo đó, chống người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 2 khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1).

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức: Được hiểu là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm), cùng thực hiện tội phạm này.

– Phạm tội 02 lần trở lên: Được hiểu là có từ hai lần phạm tội chống người thi hành công vụ trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội này. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội: Được hiểu là hành vi của ngưòi phạm tội đã tác động vào ý chí, tư tưởng của người khác nhằm rủ rê, kêu gọi người khác cùng phạm tội (tuy không thuộc trường hợp có tổ chức).

– Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trong, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tư vấn pháp luật giao thông đường bộ ?

Luật sư cho em hỏi là vừa rồi, do bất cẩn nên e chạy xe máy vượt đèn đỏ, bị công an giao thông huyện lập biên bản lỗi trên và bị thu giữ giấy phép lái xe 30 ngày. Sau đó, e bị xử phạt 300.000 đồng. Công an xử phạt vậy có đúng không ? Em xin vô cùng cám ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Các lỗi giao thông phổ biến của xe máy như vượt đèn đỏ, đi xe trên vỉa hè, đội mũ bảo hiểm không cài quai, sử dụng điện thoại khi lái xe… đều sẽ bị phạt nặng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đối với xe máy và các loại xe tương tự, mức xử phạt cho lỗi này sẽ từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm e, Khoản 4, Điều 6).

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm 1, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm 1, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Nếu bạn không có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì cơ quan công an sẽ lấy mức xử phạt trung bình là 800.000 đồng. Như vậy, công an xử phạt hành vi vượt đèn đỏ của bạn trên là đúng pháp luật.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, Luật sư của LVN Group của Công ty Luật LVN Group qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 .

4. Mất biển số xe bị xử phạt thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Trên đường đi học về em làm rơi biển số xe nhưng không biết,,,, chạy được 1 khoảng thì bị cảnh sát giao thông bắt,,, và gĩư xe,,,, vậy cho em hỏi e có vi phạm luật hành chính không và em bị phạt những gì ? Em bị giữ xe là đúng không ? Trong khi đó em không hay biết là mình đã bị mất biển số ạ. Cảm ơn!

Trả lời:

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bạn có nghĩa vụ bảo đảm xe có biển số và việc làm rơi biển số này mặc dù bạn không biết nhưng về nguyên tắc suy đoán lỗi, đó vẫn là lỗi của bạn. Do đó, bạn vẫn phải chịu chế tài xử phạt đối với việc điều khiển phương tiện không có biển số.

Theo điểm c, khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) sẽ bị xử phạt từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng. Như vậy, bạn bị giữ xe và xử phạt là đúng pháp luật.

5. Lấy lại giấy tờ xe khi bị phạt hành chính

Luật Sư cho e hỏi vào Tuần Trước e có Chạy Chiếc Dream không gắn Biển số Bô nổ chạy ngang Phường r Công An Phường đó đy tuần tháy rồi bắt xe e… nhưng lúc bắt xe e là xe e đang đậu trong nhà dc 5 phút rồi… CA Ghi tờ biên bản màu Trắng là Tạm giữ đồ vật Tang Vật. trong Biên Bản Ghi vao lúc đó e có chạy qa Đường ….. r bị cong an bắt giữ 1 chiếc xe máy Dream k biền Số. Bô Nổ…. Vậy e có láy xe dc k… và láy ra Khoản Bao nhiu Tiền vậy… tại e nghe ng.tar ns là xe e CA k cho láy ra…

Theo điểm c, khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) sẽ bị xử phạt từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng.

Bạn sẽ bị tạm giữ xe đến 07 ngày, sau khi thực hiện thủ tục nộp phạt đầy đủ, bạn sẽ được trả lại xe.

Chào luật LVN Group! tôi có va chạm xe với một người đàn ông chở cụ già phía sau.hai bên thỏa thuận với nhau .tôi và người đàn ông không sao.tôi đã đưa cụ già vào trong bệnh viện chụp ct,x-quang.cụ bình thường không sao…chỉ bị xướt nhẹ ngoài da.tôi chịu hết tiền viện phí cũng như tiền phương tiện đưa cụ đi cấp cứu.Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi sau đó nếu cụ bị sao thì tôi có chịu trách nhiệm nữa hay không? mong Luật sư của LVN Group trả lời giúp tôi.chân thành cảm ơn.

Nếu như sau này cụ già đó bị vấn đề không phải do phát sinh trực tiếp từ việc va chạm xe với bạn hoặc giữa bạn và bên đó đã thỏa thuận bạn chỉ phải trả các chi phí trong lần đi khám này (có bằng chứng) thì bạn không phải chịu trách nhiệm nữa. Còn nếu như không có thỏa thuận gì khác và cụ già gặp các biến chứng tai nạn phát sinh trực tiếp từ việc va chạm với bạn thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm nếu bên phía người bị thiệt hại có yêu cầu.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin cho tôi hỏi: Tại cầu phao kiến an hải phòng công an mặc thường phục vẫn dừng xe và phạt người dân bình thường, có khi còn thuê cả người dân dừng xe cho để vào làm luật, như thế là sai hay đúng vậy, dân đen ko biết luật nên cứ rút tiền ra nộp phạt ầm ầm thôi……

Theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA nhiệm vụ quyền hạn hình thức nội dung tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông hóa trang chỉ được phép tuần tra, kiểm soát trong một số trường hợp. Do đó, lực lượng cảnh sát giao thông hóa trang không được phép xử phạt vi phạm hành chính. Việc CSGT xử phạt như bạn nêu, ngoài ra còn thuê cả người dân dừng xe như vậy là không đúng thẩm quyền và trái pháp luật. Bạn có quyền tố cáo các hành vi này để các hành vi đó bị xử lý nghiêm minh,.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin cho tôi hỏi: Em bị phạt giữ bằng lái xe. Sau đó e đã đến ngân hàng nộp tiền phạt, nhưng bây giờ muốn đi lấy lại bằng nhưng lại bị mất phiếu nộp tiền (e đã nộp tiền cho ngân hàng rồi), vậy có xin lại được không, nếu không thì e phải làm như thế nào. E xin cảm ơn

Vì việc bạn làm mất giấy nộp tiền không đồng nghĩa với việc bạn chưa nộp tiền phạt, mà trên thực tế đã phát sinh giao dịch này rồi và ngân hàng cũng đã ghi nhận giao dịch này.Trường hợp của bạn cần đến trực tiếp ngân hàng bạn đã nộp tiền và xin xuất lại phiếu nộp tiền, sau đó tiếp tục mang giấy đó đến cơ quan công an để làm thủ tục nhận lại bằng lái xe.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn Luật Giao thông – Công ty Luật LVN Group.