Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi thỏa thuận bất họp pháp giữa các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác cũng như cho người tiêu dùng vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Theo đó có 3 loại thỏa thuận:Thỏa …
1. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh được quy định thế nào?
Tội vi phạm quy định về cạnh tranh được quy định tại Điều 217 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ ỉ.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát so lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triến kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện kỷ kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Dùng thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt;c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ ỉ 00.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Tội vi phạm quy định về cạnh tranh là tội phạm mới được bổ sung trong BLHS. Đây là những hành vi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 4 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi thỏa thuận bất họp pháp giữa các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác cũng như cho người tiêu dùng vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Theo đó có 3 loại thỏa thuận:
+ Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
+ Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
+ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Hai thỏa thuận đầu có nội dung tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp khác không tham gia thỏa thuận theo hướng không cho các doanh nghiệp này tham gia thị trường, phát triển kinh doanh hoặc để các doanh nghiệp này phải rời thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp có thể:
Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc thống nhất tác động bằng mọi cách để khách hàng của mỗi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận không mua, bán, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc chỉ mua, bán hàng hóa, dịch vụ với giá để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan;
Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc thống nhất tác động bằng mọi cách để các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mỗi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có sự phân biệt đối xử khi giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc các doanh nghiệp này tiêu thụ hàng hóa hoặc mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá để các doanh nghiệp này không thể mở rộng quy mô kinh doanh V.V..
Thỏa thuận thứ ba có nội dung trực tiếp hướng vào người tiêu dùng. Theo hướng này, các doanh nghiệp liên kết với nhau thỏa thuận những nội dung bất lợi cho người tiêu dùng như thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩá vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Ở thỏa thuận thứ ba này, điều luật đòi hỏi bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên.
Hành vi đã thực hiện bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại cho người khác từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
2.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường họp phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh từ 02 lần trở lên mà những lần phạm tội đó đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó.
– Lạm dụng vị trí thong lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã sử dụng vị trí “đặc biệt” của đơn vị mình thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh để duy trì hay nâng cao vị trí của đơn ỵị mình trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc bằng cách hạn chế quá mức sự cạnh tranh của cá nhân (tổ chức khác) gây ảnh hưởng xấu đến thị trường, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
– Thu lợi bất chính 03 tỷ đồng trở lên;
– Gây thiệt hại cho người khác 05 tỷ đồng trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;
– Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được quy định như thế nào?
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được quy định tại Điều 219 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vỉ này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:a) Vì vụ lợi;b) Có tổ chức;c) Dùng thủ đoạn tinh vì, xảo quyệt;d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới. 1.000.000.000 đồng.3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phỉ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là tội danh mới được bổ sung trong BLHS tại , Điều 219. Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được quy định ‘là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điếu 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước. Hành vi này có thể là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như mua sắm tài sản nhà nước vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hoặc sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; hoặc không sử dụng tài sản mà để dưới mưa nắng…
4.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hành vi nói trên bị coi là tội phạm nếu gây thất thoát, lãng phí từ 100 ừiệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
4.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi vi phạm. Đối với thiệt hại tài sản đã xảy ra, lỗi của chủ thể là lỗi vô ý.
4.5 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Vì vụ lợi: Đây là trường hợp phạm tội mà động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm là muốn thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà người phạm tội quan tâm;
– Có tổ chức: Tình tiết này không phù hợp vì tội này có thể là tội vô ý.
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó.
– Gây thất thoát, lãng phỉ từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước từ 01 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group