Hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật. Vỉ dụ: A làm việc tại công ty kinh doanh bảo hiểm đã thông đồng, cấu kết với B…
1. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiếm được quy định như thế nào?
Tội gian lận trong kỉnh doanh bảo hiếm được quy định tại Điều 213 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 213. Tội gian lận trong kỉnh doanh bảo hiếm1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:a) Thông đồng với người thụ hưởng qưyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trải pháp luật;b) Giả mạo tài liệu, cố ỷ làm sai lệch thông tin để từ chổi bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;c) Giả mạo tài liệu, cổ ỷ làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trà tiền bảo hiểm;d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;c) Chiếm đoạt sổ tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;d) Gây thiệt hại từ200.000.000 đỏng đến dưới 1.000.000.000 đồng;đ) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Chiếm đoạt sổ tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại ỉ. 000.000.000 đồng trở lên.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt sổ tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thĩ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điếm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt sổ tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;d) Pháp nhân thương mại còn có thế bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cẩm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luân
Đây là tội phạm lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 2015. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm, tình trạng gian lận trong kinh doanh bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh bảo hiểm, gây thiệt hại cho lợi ích của tố chức, cá nhân, xâm phạm đến trật tự, kỷ cương chung, trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Từ tình hình đó, tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đã được quy định bổ sung tại Điều 213 BLHS.
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 1 của điều luật, tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có các dấu hiệu pháp lý sau:
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Điều luật quy định 4 loại hành vi sau:
– Hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật. Vỉ dụ: A làm việc tại công ty kinh doanh bảo hiểm đã thông đồng, cấu kết với B – người kê khai gian dối bị tai nạn giao thông dẫn đến xe ô tô bị hỏng nặng để cùng nhau chiếm đoạt tiền bồi thường bảo hiểm.
– Hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. Vỉ dụ-. Người làm việc tại công ty kinh doanh bảo hiểm đã đưa ra hợp đồng với chữ ký giả mạo của người mua bảo hiểm nhân thọ (với những điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm nhân thọ) để từ chối thanh toán tiền bảo hiểm nhân thọ cho người thân của người mua bảo hiểm (khi người mua bảo hiểm nhân thọ đã chết).
– Hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Vỉ dụ: Người làm việc tại công ty kinh doanh bảo hiểm đã lập hồ sơ khống về việc yêu cầu bồi thường để chiếm đoạt tiền bồi thường bảo hiểm gây thiệt hại cho công ty kinh doanh bảo hiểm.
– Hành vi tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác. Vỉ dụ: A đã mua gói bảo hiểm về ngôi nhà mình đang ở và toàn bộ tài sản bên trong. Do làm ăn thua lỗ, A đã tự đốt nhà mình (sau khi đã tẩu tán hết tài sản quý giá) để được hưởng tiền bồi thường bảo hiểm về ngôi nhà và tài sản nói trên.
Điều luật còn quy định các hành vi này phải không thuộc trường họp quy định tại các điều 174, 353 và 355 BLHS. Tuy nhiên, quy định này của điều luật là không cần thiết.
Hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm bị coi là tội phạm nếu người phạm tội đã chiếm đoạt được tiền bảo hiểm từ 20 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
2.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm gian lận trong kinh doanh bảo hiểm mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Dùng thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó.
– Chiếm đoạt sổ tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng’. Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức với số tiền là từ 200 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng’. Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức với số tiền là từ 200 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Tải phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt sổ tiền bảo hiểm 500 triệu đồng trở lên’. Đây là trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 500 triệu đồng trở lên.
– Gây thiệt hại 01 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp mà người thực hiện hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức với số tiền là từ 01 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đen 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về tội này như sau:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại từ 400 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (các điểm a, b và đ) hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại từ 02 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 03 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 05 tỷ đồng trở lên thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 07 tỷ đồng.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group