Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là:Hành vi quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng: Đây là hành vi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng đã quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật xây dựng. …
1. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?
Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 224 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng1. Nguời nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ ỉ 00.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lỷ kỷ luật về hạnh vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Quyết định đầu tư xây dựng không đủng quy định của Luật xây dựng;b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chinh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng von của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng;c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng;d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:a) Vì vụ lợi;b) Có tẻ chức;c) Dùng thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt;d) Gây thiệt hại từ300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thỉ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là tội danh mới được bổ sung trong BLHS tại Điều 224. Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này được quy định là người có chức vụ, quyền hạn trong đầu tư xây dựng.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là:
+ Hành vi quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng: Đây là hành vi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng đã quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật xây dựng. Ví dụ: Người đại diện theo pháp luật của một cơ quan đã phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng dự án không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả.
+ Hành vi lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng như phê duyệt thiết kế mà các giải pháp thiết kế công trình không phù họp với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn của công trình .V.V..
+ Hành vi lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng như chọn nhà thầu thi công không đủ năng lực và thiếu kinh nghiệm .V.V..
+ Hành vi dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình như đại diện nhà thầu giám sát thi công đã thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng để công trình được thi công sai với thiết kế ban đầu .V.V..
Hành vi trên đây bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là cố ý đối với hành vị vi phạm. Đối với hậu quả thiệt hại đã gây ra, lỗi của chủ thể là vô ý.
2.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Vì vụ lợi: Đây là trường hợp phạm tội mà động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm là muốn thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho cá nhân mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
– Có tổ chức: Tình tiết này không phù hợp vì tội này có thể là tội vô ý.
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó.
– Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại 01 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ỷ thực hiện một trong các hành vỉ sau đây, xăm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại VĩệtNam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vì phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hĩnh;b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hĩnh.2. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến ỉ.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.00Ơ.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chỉnh từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vỉ quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động cỏ thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đông đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cẩm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định hoặc cẩm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
4.1 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hành vi xâm phạm này được điều luật cụ thể hóa có thể các hành vi sau;(503)
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình: Đây là hành vi tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình: Đây là hành vi làm các bản sao này đến số đông người khác như bán, trao đổi trên thị trường.V.V..
Hành vi trên được thực hiện mà không được phép (đồng ý) của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam bị coi là tội phạm nếu được thực hiện với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
So với quy định tương ứng của BLHS năm 1999, Điều 225 BLHS năm 2015 đã phần nào làm rõ dấu hiệu định lượng để phân biệt ranh giới giữa vi phạm và tội phạm. Tuy nhiên, dấu hiệu “quy mô thương mại” được quy định trong điều luật vẫn mang tính định tính.
4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
4.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tồ chức: Đây là trường họp đồng phạm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 02 lần trở lên mà những lần phạm tội đó đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thu lợi bất chỉnh 300 triệu đồng trở lên;
– Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đằng trở lên’,
– Hàng hóa vỉ phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật nhưng thu lợi bất chính phải từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan phải từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá phải từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc dưới các mức đó nhưng pháp nhân thương mại đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định như trôn hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật, thì khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group