Và việc NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với người lao động đúng pháp luật cũng sẽ đưa đến những hậu quả pháp lý nhất định. Đó là:
Thứ nhất, theo quy định của Điều 47 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ phải thực hiện một số trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ.
Đầu tiên, ngoài nghĩa vụ báo trước cho người lao động khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc báo trước cho người lao động trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn do hợp đồng hết hạn. Theo đó, ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.
Hai là, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (Khoản 2).
Đồng thời, do quan hệ lao động cũng đã chấm dứt nên NSDLĐ còn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của người lao động. Hơn nữa, pháp luật còn quy định trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Thứ hai, về trợ cấp thôi việc, có thể nói đây là loại quyền lợi quan trọng của người lao động khi chấm dứt HĐLĐ. Khoản tiền trợ cấp thôi việc mà NSDLĐ thanh toán cho người lao động như một sự ghi nhận công sức đóng góp của người lao động cho NSDLĐ trong suốt quá trình làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Theo Điều 48, BLLĐ 2012 thì khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của BLLĐ 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Đồng thời, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 114 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ còn phải thực hiện việc thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ mà chưa nghỉ hằng năm hoặc nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Thứ tư, khi chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì người lao động còn có thể phải trả tiền trợ cấp mất việc làm.
Thứ năm, người lao động còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động trực tuyến gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty Luật LVN Group