Tìm hiểu về nội dung “suy đoán vô tội” theo quy định của nước Cộng hòa Pháp cần thiết phải xem xét chúng thông qua hai hình thức biểu hiện đó là: Hệ quả về mặt thủ tục của nguyên tắc suy đoán vô tội và hệ quả về mặt luật nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ nội dung “Hệ quả về mặt thủ tục của suy đoán vô tội”.
Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Trước hết, học lý hình sự của người Pháp quan tâm đến khái niệm suy đoán vô tội thông qua câu hỏi về bằng chứng. Vì người bị buộc tội được giả định là vô tội, nên bên buộc tội (công tố) phải chứng minh hành vi phạm tội của người này (A). Tuy nhiên, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền 1789 không đề cập đến nội dung này mà chỉ tuyên bố cấm đoán mọi hình thức bắt giữ vô cớ trước khi xét xử. Nghĩa là, suy đoán vô tội được nêu lên trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền có giá trị về bảo đảm thủ tục. Ngày nay, người ta tìm thấy ý nghĩa này của suy đoán vô tội trong nhiều quy định về thủ tục – vốn trao cho người bị truy tố quy chế bảo vệ (B).
1. Suy đoán vô tội: biểu đạt của quy tắc về chứng cứ
Theo truyền thống được dạy trong các trường luật của Pháp thì trước tiên suy đoán vô tội chỉ rõ chủ thể có trách nhiệm chứng minh trong vụ án hình sự (1). Ý nghĩa mang tính kỹ thuật này đã được bổ sung thêm quy định cho phép người bị buộc tội quyền không phải buộc tội chính mình (2).
1.1. Suy đoán vô tội và nghĩa vụ chứng minh
Người bị truy tố không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Trái lại, bên buộc tôi (Công tố) phải chứng minh hành vi phạm tội của người bị truy tố bằng cách chứng minh sự tồn tại của các yếu tố cấu thành tội phạm. Bên công tố cũng phải xem xét các lý do miễn trừ trách nhiệm hình sự như ân xá hoặc hết thời hiệu truy cứu.
Trong thực tế, việc phân định trách nhiệm chứng minh không có gì đặc biệt, đây chỉ là việc chuyển hoá vào trong pháp luật hình sự câu ngạn ngữ “nguyên đơn phải gánh nghĩa vụ chứng minh (acton incumbit probatio) trong tố tụng dân sự. Trong lĩnh vực dân sự, Điều 1353 Bộ luật dân sự 1804 quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về nguyên đơn. Trong lĩnh vực hình sự, không có văn bản nào quy định nguyên tắc này, và nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn nằm trong nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều này được Toà phá án1 và Hội đồng bảo hiến khẳng định .
Nhưng đặt ra nghĩa vụ chứng minh cho bên Công tố không có nghĩa Công tố là chủ thể duy nhất thu thập và đưa ra bằng chứng trong một vụ án. Trong các vấn đề hình sự, thẩm phán điều tra (dự thẩm viên) cũng tham gia tìm kiếm bằng chứng và người bị buộc tội cũng có thể đưa ra các bằng chứng có lợi cho mình.
Như vậy, ý nghĩa thực sự của việc phân định nghĩa vụ chứng minh không phải xác định ai sẽ thực sự đưa ra chứng cứ. Mục đích là xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong trường hợp chứng minh không đầy đủ hoặc vẫn còn tồn tại những nghi ngờ sau phiên toà. Nếu chủ thể chịu trách nhiệm chứng minh (công tố) không hoàn thành nhiệm vụ chứng mình thì sự hoài nghi phải được xem là có lợi cho người bị buộc tội. Với tư cách là quy định về chứng cứ, suy đoán vô tội là một biểu hiện của nguyên tắc “nghi ngờ sẽ có lợi cho bên bị buộc tội” được ngạn ngữ tiếng La tinh đúc kết (“in dubio pro ree”).
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ của quy tắc về nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội (Công tố). Về nguyên tắc, ngưòi bị buộc tội không phải chứng minh sự vô tội của mình nhưng người này vẫn có thể có nghĩa vụ chứng minh một số sự việc. Ví ãụ, pháp luật đặt ra nghĩa vụ chứng minh trong các vụ việc hình sự liên quan đến phỉ báng, vu khống. Ngưởi bị truy tố vì tội phỉ báng có thể bảo vệ mình bằng cách chứng minh những việc “xấu xa” mà mình gắn cho nguyên đơn là có thật1. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, người bị kiện phải có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ về “sự có thật” của những sự việc đó .
Ngoài ra, có một số trường hợp ngoại lệ khác của nghĩa vụ chứng minh. Theo đó người bị truy tố phải chứng minh mình không phạm tội. Trong học lý gọi đây là “suy đoán có tội” hoặc “suy đoán trách nhiệm”. Các trường hợp này về mặt bản chất trái vớỉ nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo Hội đồng bảo hiến, kiểu suy đoán đoán loại này bị cấm trong lĩnh vực hình sự. Irong trường hợp đặc biệt “suy đoán có tội” có thể được áp dụng, nhất là trong các tội vi cảnh miễn là vẫn bảo đảm quyền bào chữa và các sự việc cho thấy sự hợp lý không thể chối cãi .
Mặc dù khá hiếm nhưng vẫn có những trường hợp pháp luật áp đặt nghĩa vụ chứng minh đối với người bị truy cứu nhất là trong các trường hợp người bị buộc tội dường như là người có khả năng cung cấp bằng chứng tốt nhất. Ví dụ, Điều 225-6 của Bộ luật hình sự quy định nếu một người không thể chứng minh được thu nhập khi sống chung với người thường xuyên bán dâm thì sẽ bị xem là có hành vi môi giới mại dâm. Trong trường hợp này, để chứng minh mình không tham gia vào hoạt động môi giới mại dâm, người này phải chứng minh nguồn gốc thu nhập của mình. Cách suy luận này được khái quát hoá bằng cách tạo ra một tội danh riêng về “không chứng minh được nguồn gốc thu nhập” đối với những người có quan hệ gần gũi với những người tham gia vào hoạt động tội phạm và có thể bị phạt tới 5 năm tù giam.
Tuy nhiên, không dễ dàng để xác định thế nào là “suy đoán có tội” căn cứ vào các quy định của luật. Gần đây, vấn đề này được đặt ra với các quy định của Bộ luật hình sự truy cứu tội lưu giữ hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành viên. Bởi vì, thường rất khó để xác định liệu người trong ảnh dưới 18 tuổi hay không, cho nên tội này được áp dụng đối “những hình ảnh khiêu dâm của một người có ngoại hình dưới 18 tuổi, trừ khi chứng minh được người này 18 tuổi vào ngày ảnh được chụp”. Liệu có thể giả định sự chưa thành niên của nạn nhận dựa vào vẻ bề ngoài và giả định việc đương nhiên nhận thức được việc chưa thành niên của người trong ảnh có trái với nguyên tắc suy đoán vô tội? Toà phá án cho rằng, quy định đó không tạo ra “suy đoán có tội”, bởi vì bên Công tố phải chứng minh người trong ảnh là người chưa thành niên hoặc có những đường nét của người chưa thành niên, bị cáo có thể tranh luận về sự chưa vị thành niên này . Khẳng định này của Toà phá án gây nhiều tranh cãi và cho thấy rằng việc thừa nhận chính thức “suy đoán có tội” rất khó khăn vì nó đụng phải nguyên tắc suy đoán vô tội.
Nhưng ở góc độ chứng minh, giả định vô tội không đơn giản là sự thể hiện của một quy tắc kỹ thuật về nghĩa vụ chứng minh của bên buộc tội mà còn là cơ sở để công nhận quyền của bên bị truy tố. Theo đó, người bị truy tố không có nghĩa vụ buộc tội chính mình.
1.2. Suy đoán vô tội và quyền không buộc tội chính mình
Quyền không buộc tội chính mình được luật quốc tế và luật châu Âu thừa nhận. Quyền không đưa ra bằng chứng chống lại mình hay quyền “không buộc tội mình” được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự Pháp bằng luật ngày 15 tháng 6 năm 2000. Theo đó, bất kỳ nghi phạm nào bị cảnh sát giam giữ đều được thông báo rằng người có quyền, đưa ra tuyên bố, trả lời các câu hỏi hoặc giữ im lặng. Nghi can cũng có quyền giữ im lặng khi làm việc với Dự thẩm viên và khi bị xét xử. Cụ thể, quyền không buộc tội chính mình cho phép người bị buộc tội, người bị tình nghi, che giấu các thông tìn hoặc bất kỳ yếu tố nào có thể được sử dụng chống lại mình. Nói cách khác, người này không bắt buộc phải hợp tác với cơ quan tư pháp.
Trong vụ án dân sự, pháp luật quy định các bên có nghĩa vụ hỗ trợ trong việc tìm kiếm sự thật. Trong khi đó, trong tố tụng hình sự, bên bị buộc tội không có nghĩa vụ phải hợp tác. Theo nhiều tác giả, quyền im lặng và rộng hơn là quyền không hợp tác là một đặc thù của tố tụng hình sự, gắn liền với nguyên tắc suy đoán vô tội.
Hội đồng Hiến pháp cho rằng nguyên tắc này xuất phát từ Điều 9 của Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1789. Theo đó không ai bắt buộc phải buộc tội mình, cho nên người này có quyền im lặng.
Mối liên hệ giữa giả định vô tội và quyền không buộc tội chính mình cũng được ghi nhận trong Chỉ thị châu Âu ngày 9 tháng 3 năm 2016. Chỉ thị này quy định rằng những người có liên quan đến tội phạm có quyền quyền giữ im lặng và không buộc tội chính mình và quy định rằng, việc thực thi các quyền này không được xem là căn cứ chống lại họ, cũng không được sử dụng để lập luận rằng người này đã thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy, quyền im lặng được áp dụng ttrong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự dường như là một minh họa cụ thể cho nguyên tắc suy đoán vô tội. Bên cạnh vấn đề nghĩa vụ chứng minh, suy đoán vô tội còn tạo nên “quy chế tố tụng” đặc biệt của người bị truy tố.
2. Suy đoán vô tội: biểu hiện của một quy chế tố tụng
Vì người bị truy cứu hình sự được giả định là vô tội, nên các biện pháp và quyết định chống lại người này trong quá trình tố tụng không được thể hiện sẵn trước sự “có tội”. Đây là lý do từ năm 1993, người ta không dùng thuật ngữ “buộc tội” (inculpation) mà thay bằng “khởi tố” (mise en examen). Thuật ngữ thứ hai mang tính trung lập hơn.
Tuy nhiên, một ngưòi bị khởi tố khi có “dấu hiệu nghiêm túc hoặc phù hợp để tin rằng người này có thể đã tham gia với tư cách là người thực hành hoặc đồng phạm với anh ta khiến anh ta có thể đã tham gia, với tư cách là một tác giả hoặc đồng phạm vào hành vi phạm tội” . Làm sao có thể khẳng định một người vừa được giả định là vô tội nhưng lại có những dấu hiệu nghiêm trọng về hành vi phạm tội của người này? Có thể hiểu rằng, tố tụng hình sự được xây dựng trên một nghịch lý hoặc dựa trên sự cân bằng mong manh giữa đòi hành động chống lại nghi phạm mà không xem người đó là thủ phạm. Sự cân bằng mong manh này dẫn tới những khó khăn khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước khi xét xử hoặc làm căn cứ cho một số quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
2.1. Suy đoán vô tội và các biện pháp cưỡng chế
Các biện pháp tước đoạt tự do trước khi xét xử tỏ ra không tương thích với nguyên tắc suy đoán vô tội. Dễ thấy sự mâu thuẫn khi giam giữ một cá nhân lại vừa tuyên bố người này được giả định là vô tội. Người ta có thể trả lời rằng, giống như mọi nguyên tắc khác, suy đoán vô tội không mang tính tuyệt đối. Tuy nhiên, bằng cách xem xét ý nghĩa chính xác của suy đoán vô tội, sẽ thấy rằng điều này không có gì là thiếu nhất quát.
Một người được suy đoán là vô tội không có nghĩa là người này phải được đối xử như là “người vô tội” trong quá trình tố tụng hình sự. Nếu làm như thế, có lẽ không thể bắt giữ một cá nhân, tạm giữ hoặc tạm giam vì một người vô tội không thể bị tước đoạt tự do.
Được suy đoán vô tội có nghĩa là cho đến khi việc phạm tội được chứng minh, một người không thể bị “đối xử như một tội phạm”. Người phạm tội có thể bị tước đoạt tự do với tư cách là một hình phạt. Trái lại, trong suốt thời gian tố tụng, người bị buộc tội về nguyên tắc phải được tự do, vì các biện pháp liên quan đến tước quyền tự do chỉ là ngoại lệ và được sử dụng khi thực sự cấp thiết. Ở đây, chúng ta tìm thấy ý nghĩa ban đầu của nguyên tắc suy đoán vô tội được ghi nhận trong Tuyên ngôn về quyền của con người năm 1789. Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi rằng một người bị nghi ngờ hoặc bị truy tố không thể tước đi tự do nếu chỉ dựa vào căn cứ duy nhất là các nghi ngờ. Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi thực sự cần thiết.
Việc tạm giữ một người bị tình nghi chỉ đúng đắn về mặt pháp lý nếu biện pháp này là cách duy nhất để đạt được ít nhất một trong các mục tiêu được liệt kê trong Điều 62-2 của Bộ luật Tố tụng Hình sự: ví dụ như cho phép thực hiện các thẩm vấn liên quan đến sự tham gia của người bị tình nghi; đảm bảo việc trình bày của người đó trước Công tố viên để Công tố viên có thể đánh giá bước tiếp theo của điều tra” hoặc nhằm “ngăn chặn người này sửa đổi các chứng cứ hoặc manh mối vật chất”. Tuy nhiên, các lý do này khá rộng để áp dụng cho tất cả các tình huống (ví dụ để bảo đảm trình bày trước cơ quan công tố). Điều này làm cho tính chất ngoại lệ của việc tạm giữ chỉ mang tính tương đối.
Khi thông tin tư pháp được Dự thẩm viên (Thẩm phán điều tra) thụ lý và quy trình này có khả năng kéo dài trong vài tháng, hoặc thậm chí vài năm, tình trạng của người bị điều tra bị hạn chế hơn nhiều. Nguyên tắc được Bộ luật tố tụng hình sự quy định là “người bị khởi tố được suy đoán là vô tội, vẫn được tự do”.
Trong trường hợp cần thiết, nguyên tắc trên có thể có những ngoại lệ và người bị tình nghi có thể bị giám sát tư pháp hoặc bị cấm đi khỏi nơi cư ngụ kèm theo giám sát điện tử. Nếu các biện pháp trên đầy không hữu hiệu, người bị khỏi tố có thể bị tạm giam. Là một biện pháp bổ trợ, việc tạm giam chỉ có thể được áp dụng nếu thực sự cần thiết. Thẩm phán áp dụng biện pháp tạm giam phải chứng minh sự cần thiết dựa vào các yếu tố cụ thể và chi tiết của hồ sơ để cho thấy rằng, tạm giam là phương tiện duy nhất để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được liệt kê tại Điều 144 của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Ví dụ, tạm giam bị can để ngăn chặn việc áp lực đối với nhân chứng hoặc nạn nhân; ngăn chặn sự thông cung gian lận giữa người bị khởi tố và đồng phạm, thậm chí là để bảo vệ người bị khởi tố.
Như vậy, phải hạn chế tối đa việc giam giữ trước khi xét xử. Vì giam giữ thường được công luận cũng như người liên quan xem như là dấu hiệu của việc công nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, việc bị tạm giam không phải là một hình phạt – hậu quả của hành vi phạm tội. Hơn nữa, các lý do dẫn đến việc quyết định tạm giam không được dùng để khẳng định một người có tội. Đây là điểm cho thấy nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ mang tính tương đối.
2.2. Suy đoán vô tội và căn cứ quyết định của Toà án
Cần phải làm rõ căn cứ cũng như sự cần thiết của việc tạm giam hoặc duy trì tạm giam một người trong khi chờ đợi phiên toà xét xử. Do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự yêu cầu thẩm phán lập luận cho quyết định tạm giam a bằng cách nêu ra các căn cứ về mặt pháp luật và thực tế về sự thiếu hiệu quả của các biện pháp giám sát tư pháp hoặc tại ngoại có giám sát điện tử, củng như lý do của sự cần thiết phải tạm giam bằng cách dẫn chiếu tới các mục tiêu của việc tạm giam ốýợc Điều 144 BLTTHS liệt kê.
Lý do nêu ra phải cụ thể và dẫn chiếu tói các yếu tố của hồ sơ. Nhưng thẩm phán không được dùng các lý do và căn cứ này để đánh giá người bị tam giam là người phạm tội, vì như vậy vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
Nhiệm vụ này không đơn giản vì chứng cứ và các sự việc được nêu trong hồ sơ tố tụng thể hiện sự can dự của người bị khởi tố trong thực hiện hành vi phạm tội. Cũng chính những chứng cứ và sự việc này sẽ được toà án đánh giá để đưa ra phán quyết về hành vi phạm tội.
Trong số các căn cứ để áp dụng các biện pháp tạm giam, bản thân một số mục tiêu đã xem nghi can như là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như khi việc tạm giam được minh chứng bằng sự cần thiết phải “chấm dứt hành vi phạm tội hoặc để ngăn chặn sự tái diễn của hành vi này”. Nếu lập luận cho việc tạm giam để đạt được mục tiêu này thì có nghĩa là đã thừa nhận người bị tam giam là chủ thể thực hiện tội phạm. Cũng tương tự khi quyết định tạm giam để tránh sự thông cung giữa nghi can với các đồng phạm và người giúp sức.
Như vậy, nhiệm vụ này rất khó khăn và do vậy Toà phá án Pháp vừa nhắc lại quy tắc cấm sử dụng căn cứ đưa ra các biện pháp ngăn chặn để buộc tội một người nhưng lại khá linh hoạt trong việc kiểm soát hoạt động tố tụng liên quan. Ví dụ, trong khuôn khổ cuộc điều tra về tội giết người không đạt và vượt ngục, việc tiếp tục tạm giam được lập luận bởi lý do là việc giám sát tư pháp không thể bảo đảm sự trình diện của cá nhân đó trước toà án, nhất là khi người này đã từng tổ chức bỏ trốn. Người này cho rằng lý do đó trái với suy đoán vô tội bởi vì người này đã nhận tội trong vụ việc vượt ngục. Toà phá án cho rằng các thẩm phán đã lập luận một cách phù hợp cho quyết định (tạm giam) của họ.
Ở đây một lần nữa, việc đưa ra giả định vô tội không nhất thiết đủ để đảm bảo sự tôn trọng nguyên tắc này và khoảng cách giữa quy tắc và áp dụng trên thực tế là rõ ràng. Ngay cả khi các thẩm phán không tuyên bố rõ ràng rằng người phạm tội đã thực hiện hành vi bị cáo buộc, sự cẩn trọng về mặt thuật ngữ được sử dụng để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Sự khác biệt giữa quy định pháp lý và thực tế áp dụng lặp lại đối vói các phán quyết được đưa ra khi chỉ phía nạn nhân kháng cáo bản án. Khi Toà đưa ra phán quyết trắng án thì chỉ bên Công tố mới có quyền kháng nghị, nạn nhân là bị đơn dân sự trong vụ án có thể kháng cáo dân sự lên Toà phúc thâm để yêu cầu bồi thường. Nếu chỉ duy nhất bên bị đơn dân sự kháng cáo, Toà phúc thẩm chỉ thụ lý phần dân sự và không thể xem xét lại trách nhiệm hình sự của người bị đơn (dân sự). Tuy nhiên, để đưa ra phán quyết về yêu cầu bồi thường, Toà phúc thẩm phải phân tích các tình tiết của vụ việc để làm rõ lỗi (dưới góc độ dân sự) và thiệt hại do lỗi. Tất nhiên, việc Toà án công nhận tồn tại lỗi dựa trên các sự việc đã có có thể dẫn tới việc thừa nhận rằng bị đơn chính là thủ phạm của một hành vi phạm tội. Do đó, nếu bản án của Toà phúc thẩm chỉ đề cập đến quyền được bồi thường, thì các căn cứ (lý do) của bản án có thể thể hiện sự thừa nhận một hành vi phạm tội.
Về vấn đề này, vào năm 2012 nước Pháp đã bị Tòa án Nhân quyền châu Âu nhắc nhở. Theo Tòa án Châu Âu, khi thẩm phán ra phán quyết về trách nhiệm dân sự, thẩm phán không được lập luận để người khác nghĩ rằng thẩm phán xem bị đơn như là người có tội. Trong vụ việc này, khi Tòa án phúc thẩm giải quyết phần dân sự của vụ án đã ghi nhận rằng “các yếu tố cấu thành của tội lạm dụng tài sản doanh nghiệp đã được thể hiện rõ”.
Sau phán quyết này, khi giải quyết các đơn khỏi kiện bồi thường dân sự, thẩm phán không được xác định các tình tiết nêu trong hồ sơ vụ án có cấu thành tội hình sự không. Cho nên, thẩm phán phải cẩn trọng trong sử dụng thuật ngữ và lựa chọn từ ngữ để mô tả yếu tố lỗi dựa trên các sự kiện liên quan đến vụ việc hình sự đã được xét xử trước đó để không diễn đạt về hành vi phạm tội. Điều này rõ ràng làm phát sinh ra những phức tạp, rắc rối như ví dụ sau đây: Một người bị truy tố vì tội trộm cắp gây thiệt hại cho 02 công ty. Toà án tuyên bố trắng án cho người này. Hai công ty nói trên kháng cáo lên cấp phúc thẩm với tư cách là nguyên đơn dân sự để đòi bồi thường. Toà cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu bồi thường của 02 công ty này dựa trên lỗi của bị đơn dân sự. Lỗi của người này (bị cáo trong vụ án hình sự trước đó) đã quên chuyển vào ngân hàng số tiền đến từ các két của các cửa hàng mà 02 công ty này điều hành. Đối với Toà phá án, suy đoán vô tội nhờ đó được bảo đảm vì bản án dân sự không đề cập đến vi phạm hình sự.
Đối với Tòa án giám đốc thẩm, sự suy đoán vô tội được bảo đảm vì trong bản án không dẫn chiếu tới trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sự bảo đảm này có vẻ tương đối giả tạo vì đó chỉ là một cách chơi chữ. Dĩ nhiên là diễn ngôn rất quan trọng và sự cẩn trọng đáng được thực hiện. Nhưng nếu trong ví dụ trên, từ “trộm cắp” không xuất hiện trong bản án thì việc mô tả vẫn khiến người ta hiểu ngay đó là hành vi trộm cắp.
Những minh họa này cho thấy việc áp dụng thực tế nguyên tắc suy đoán vô tội là khó khăn và thường khác biệt so với sự trang trọng của các văn bản pháp lý. Quy chế mang tính bảo vệ mà suy đoán vô tội tạo ra cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tỏ ra mong manh trước sự cần thiết phải tiến hành tố tụng một cách có hiệu quả.
Nhưng việc bảo vệ sự suy đoán vô tội của các cá nhân phải vượt ra ngoài khuôn khổ thủ tục. Vì khi vi phạm nguyên tắc này bằng cách khẳng định một người có tội, thì cũng làm tổn hại danh dự và danh tiếng của người này. Do đó, tôn trọng sự suy đoán vô tội củng là một yêu cầu thực chất được áp đặt cho tất cả mọi người. Theo nghĩa này, Bộ luật Dân sự Pháp công nhận rằng, mọi người đều có quyền tôn trọng sự suy đoán vô tội.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về biểu hiện của “suy đoán vô tội theo quy định của nước Cộng hòa Pháp”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập