Từ tháng 10/2015 nhưng đến nay 26/03/2018 vẫn chưa thanh toán các khoản nợ lương và phụ cấp thôi việc theo luật. Vậy làm thế nào để đòi được quyền lợi của mình (cty chậm khoảng 8 tháng tiền lương). Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi !

Câu hỏi được biên tập nội dung từ chuyên mục tư vấn pháp luật Lao động của công ty Luật LVN Group.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật lao động 2012

2. Luật sư trả lời: 

Thứ nhất về trách nhiệm của công ty khi chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 2012:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán

Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Thứ hai về giải quyết tranh chấp khi công ty nợ lương, theo thông tin bạn cung cấp, công ty Nhật đó đang nợ bạn 08 tháng tiền lương và phụ cấp thôi việc cho bạn. Để bảo đảm quyền lợi của mình, bạn và công ty có thể tiến hành thương lượng với nhau về việc giải quyết các tranh chấp về tiền lương và trợ cấp thôi việc. Nếu không thể tự thương lượng được với nhau thì căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật lao động 2012: cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân : Hòa giải viên lao động, Tòa án nhân dân. Thời gian yêu cầu giải quyết trấp theo quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động 2012:

Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời gian yêu cầu giải quyết tranh chấp lao tại hòa giải viên là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bạn cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm. Thời gian yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm. Việc xác định chính xác thời điểm bắt đầu tính thời hiệu rất quan trọng, bởi từ đó xác định được chính xác thời điểm hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp, xác định được người yêu cầu còn quyền yêu cầu hay không và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lao động có nhận (thụ lý) đơn yêu cầu để giải quyết hay không?

Ngoài thời gian hiệu lực đó, các bên không được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Cũng theo tinh thần đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quyền từ chối, không thụ lý giải quyết tranh chấp lao động đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết, nếu thụ lý giải quyết thì coi như vi phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; các kết quả giải quyết tranh chấp lao động không có giá trị pháp lý thi hành. Tuy nhiên, pháp luật không cản trở việc các bên giải quyết tranh chấp lao động bằng các phương thức khác mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group