Khi vào em thấy đường chạy trong công trình rất nguy hiểm, nên em cố làm hai ngày rồi hỏi bảng lương chạy ở đảo ra sao. Nhưng ko may e đã sơ ý làm nứt mạc, nứt tai hông. E đã gọi điện cho ông chủ nhưng ông chủ bảo em phải đền sửa xong cái phần e gây ra mới cho về, trong khi ở đảo lấy tiền đâu em sửa. Nghe ông chủ nói vậy em sợ làm công trình ở đây càng lâu e sợ ông chủ sẽ ko trả lương ngược lại còn bắt em đền bù. Cho nên em đã trốn về, và ông chủ nói với e cho e thời gian 2 ngày để kiếm đủ số tiền 10 triệu sửa phần xe đó nếu ko ông chủ sẽ báo công an cho em ở tù, e nói ít nhất cũng phải cho em đi làm mới có tiền trả nhưng ông chủ không nghe. Cứ bắt buộc e phải kiếm tiền và thợ đưa vào tận đảo để sửa xe. Nếu không ông chủ sẽ cho công an qua nói chuyện với em. Xin cho e lời khuyên. Trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2012

2. Nội dung trả lời:

Thứ nhất, về hành vi giữ hồ sơ gốc:

Theo quy định tại Điều 20 BLLĐ 2012:
 
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Và phải khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều này:

“a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.
 

Cũng theo quy định tại khoản 2 điều này thì việc Công ty yêu cầu bạn thế chấp hoàn toàn không có cơ sở và cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2, điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính thì Công ty nơi bạn làm việc có thể sẽ bị phạt về hành vi sai phạm này:
 
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Thứ hai: Về việc bạn gây thiệt hại, hư hỏng tài sản cho công ty trong quá trình làm việc:

Bộ Luật Lao động 2012 quy định về về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi gây hư hỏng, thiệt hại về tài sản cho công ty cụ thể như sau:

Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều 131. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.

Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

Theo những quy định trên, người chủ công ty yêu cầu bạn trả ngay số tiền khắc phục hậu quả là 10 triệu đồng  trong 2 ngày là trái với quy định của Pháp luật lao động.

Công ty bạn sẽ chỉ được phép khấu trừ dần số tiền lương hàng tháng để bồi thường thiệt hại cho công ty theo điều 101 Bộ luật lao động:

Điều 101. Khấu trừ tiền lương

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Người này đe dọa báo công an hành vi của bạn là không có căn cứ. Nếu vẫn tiếp tục bị đe dọa, gò ép tr ngay số tiền bồi thường thiệt hại bạn cần làm đơn trình báo nội dung sự việc đến cơ quan thanh tra lao động cấp huyện để được bảo vệ quyền lợi chính đáng. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật lao động.

Nội dung trả lời