1. Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn (FUTURES CONTRACT) là gì ?

Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn (FUTURES CONTRACT) là hợp đồng thương lượng để nhận hoặc giao với mức giá thỏa thuận, số lượng hàng hóa hoặc công cụ tài chính tiêu chuẩn hóa trong vòng một tháng nào đó, theo kỳ hạn và điều kiện được thiết lập bởi thị trường giao dịch kỳ hạn, quy định bởi liên bang khi diễn ra giao dịch. Những hợp đồng tương lai thường được sử dụng như công cụ Tự BẢO VỆ chống lại rủi ro lãi suất hoặc rủi ro giá. Những người cho vay thế chấp tin rằng lãi suất thế chấp đang giảm, có thể bán hợp đồng kỳ hạn 90 ngày các chứng khoán trung gian của Hiệp hội Thế Chấp Quốc gia của Chính phủ (Ginnie Mae); nếu họ nghĩ rằng lãi suất đang tăng thì họ có thể mua những hợp đồng kỳ hạn.

Vào thời gian giao hợp đồng, giá của hợp đồng tương lai và giá tiền mặt tài sản thế chấp sẽ ngang bằng nhau. Thường trong kinh doanh giao dịch kỳ hạn, người bán hợp đồng (được biết như vị thế đoản) sẽ thông báo ý định giao hợp đồng tương lai cho bên mua (vị thế trường) khi tháng giao hợp đồng đến gần. Tất nhiên người mua và người bán của những hợp đồng tương lai có quyền chọn trao đổi hợp đồng đang hết hạn lấy một hợp đồng mới, mà hầu hết những người tham gia trong thị trường tương lai thực sự làm, thay vì giao nhận theo hợp đồng.

 

2. Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trong thương mại?

Thưa Luật sư của LVN Group! Luật sư có thể cho tôi một ví dụ về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trong thương mại được không ? Trân trọng cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

 

Trả lời:

– Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn:

Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một loại tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai.

Ví dụ:

Vào đầu vụ, CP XNK ĐakLak ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của Thịnh còi 20 tấn cà phê với giá là 28 triệu đồng/tấn. Thì lúc đó Thịnh còi được gọi là người bán và CP XNK ĐakLak là người mua trong hợp đồng kỳ hạn.

Sau 6 tháng Thịnh còi có trách nhiệm phải bán cho CP XNK ĐakLak 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 28 triệu đồng/tấn và CP XNK ĐakLak bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của Thịnh còi với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.

Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả Thịnh còi và CP XNK ĐakLak đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường.

– Ví dụ về hợp đồng quyền chọn trong thương mại:

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán: • Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở • Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai • Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).

Ví dụ: 

Ví dụ: Quyền (kiểu Mỹ) chọn mua 100 cổ phiếu IBM với giá thực hiện 50 USD, ngày đáo hạn 1/5/200X. Người mua quyền chọn này sẽ có quyền mua 100 cổ phiếu IBM với giá 50 USD vào bất cứ thời điểm nào cho đến hết ngày 1/5/200X. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!