1. Cách đổi bằng lái xe Hàn Quốc sang bằng lái xe Việt Nam ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Bạn tôi là người nước ngoài đã sinh sống ở Việt nam được hơn 2 năm và sẽ ở lại Việt Nam tầm hai năm nữa (đến năm 2019 theo thẻ cư trú. Bạn tôi đã có bằng lái xe Hàn Quốc và hôm vừa rồi có chuyển đổi sang bằng lái xe Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ được chuyển sang bằng lái xe hạng A1, B1 chứ không phải là A2, B1 như bằng lái xe chính gốc bên Hàn của anh ý (Bằng lái xe của anh ý ở bên Hàn mà như hàn quốc phân chi thì có 2 hạng là: hạng 1: xe hạng nhỏ trên 125cc và hạng phổ thông dưới 125cc, tức có thể lái xe phân khối lớn). Mình có hỏi người phụ trách ở sở giao thông vận tải HN thì được biết là người nước ngoài khi chuyển đổi từ bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe VN thì chỉ được chuyển sang bằng A1, B1 chứ không được phép chuyển sang bằng hạng A2 dù ở nước của họ họ có thể lái xe phân khối lớn tương đương với hạng A2, còn ở VN, nếu muốn có bằng A2 thì phải thi sát hạch. Liệu như vậy có đúng không ạ?
Xin cảm ơn

Trả lời:

Khoản 5 điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đối tượng được đổi Giấy phép lái xe như sau:

5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

c) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

d) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

đ) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

e) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

g) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

h) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

i) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Như vậy, trong trường hợp này bạn của bạn của bạn phải được đổi giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng với bằng lái tại Hàn Quốc. Bạn của bạn có thể viết đơn đến cơ quan có thẩm quyền đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài) để được giải quyết.

2. Tư vấn thi bằng lái xe Quốc tế?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi hiện đang cư trú tại Nhật Bản. Khi đọc được thông tin từ ngày 1-1-2019 bằng lái xe Việt Nam được công nhận tại các Quốc gia có tham gia công ước Viên. Xin Luật sư của LVN Group cho biết. Nếu tôi về Việt Nam thi bằng lái xe tại Việt Nam, và xin cấp thêm bằng Quốc tế, thì bằng Quốc tế ấy được sử dụng bao lâu ở Nhật ? Và sau khi hết hạn sử dụng bằng Quốc tế tại Nhật, tôi có được chuyển sang bằng lái của Nhật hay thế nào ạ ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe quốc tế như sau:

“Điều 5. Thời hạn và hạng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế

1. IDP có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

2. Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”

Theo đó, sau khi được cấp bằng lái xe quốc tế thì bạn sẽ được sử dụng bằng đó ở Nhật không quá 3 năm.

Sau khi hết hạn bằng lái xe Quốc tế tại Nhật, bạn có thể về nước để làm thủ tục gia tăng thêm thời hạn đối với bằng lái xe quốc tế và bằng lái xe gốc hoặc bạn phải tham gia kỳ thi sát hạch giao thông tại Nhật để được cấp giấy phép lái xe tại nước sở tại.

3. Thủ tục đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp?

Lái xe phải xuất trình bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc; đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe
Việc công nhận trong lãnh thổ của mình Giấy phép lái xe (GPLX) quốc gia hoặc GPLX quốc tế của người nước ngoài được các nước trên thế giới tham gia ký kết Công ước thực hiện theo Công ước về giao thông đường bộ tại Vienna ngày 8/11/1968; điều chỉnh, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 3/9/1993. Hiện nay, Việt Nam chưa tham gia ký kết Công ước này nên anh chưa thể sử dụng GPLX của Pháp cấp cho anh để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tại Việt Nam.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Để lái xe tại Việt Nam, anh cần làm thủ tục đổi GPLX do Pháp cấp để lấy GPLX của Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài gồm những giấy tờ sau đây:

1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy chứng minh nhân dân (giấy chứng minh thư ngoại giao, công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp) và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.

Hồ sơ do người lái xe lập thành 2 bộ nộp trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Địa chỉ: 106 Thái Thịnh, Đống Đa, TP Hà Nội) hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi bạn đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Xin hỏi thủ tục đổi bằng lái nước ngoài sang Việt Nam?

Tôi là người Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, tôi có bằng lái xe ô tô do Campuchia cấp. Tôi có tìm hiểu thủ tục đổi sang bằng lái Việt Nam.

Tôi xin hỏi, tôi có thể dịch và công chứng bằng lái tại Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia để làm thủ tục đổi bằng lái không ? Hay bắt buộc tôi phải đến Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam để dịch và công chứng ?

Tôi có bản dịch của đại sư quán Việt Nam tại Campuchia thì khi đi công chứng tại quận/huyện đã không được nơi nhận hồ sơ đổi bằng lái của Sở GTVT TP.HCM chấp nhận mà yêu cầu phải có công chứng của Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam. VIệc làm này có đúng không ạ ?

Tôi xin chân thành cám ơn !

>> Luật sư tư vấn Luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Bằng lái xe của bạn thuộc trường hợp bằng lái xe do các quốc gia khác cấp vì vậy bạn cần làm thủ tục chuyển bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe tương ứng của Việt Nam, hồ sợ chuyển đổi bao gồm :

Hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe quy định tại điều 41, 42 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT

Điều 41. Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài

1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Vậy bạn có thể dịch bằng lái xe ở 1 rong hai đại sư quán ( VN tại campuchia hay Campuchia tại VN ) đều được .

Tuy nhiên bạn dịch bằng lái xe sang tiếng việt tại đại sứ quán nào thì phải được bảo chứng tại đaị sứ quán,lãnh sự quán đó. Ở đây, bạn dịch bằng lái xe tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại Capuchia thì có thể hiểu rằng người dịch làm việc tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại Campuchia , bằng lái được dịch ra cần phải được bảo chứng của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Campuchia, trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bạn nộp bản công chứng của Đại Sứ Quán Campuchia tại VN là trái với quy định của pháp luật .

5. Sử dụng bằng lái xe quốc tế ở Nhật Bản ?

Kính chào Luật sư. Tôi hiện đang sống và làm việc ở Nhật Bản. Xin phép Luật sư của LVN Group giúp tôi trả lời thắc mắc của mình:
1) Bằng lái xe quốc tế có sử dụng ở Nhật bản được không? Vì tôi không thấy tên Nhật Bản trong 80 nước nhưng vẫn thấy trong công ước Vienna.
2) Nếu được thì sau khi tôi về nước đổi bằng lái xe quốc tế trở lại Nhật Bản tôi cần phải làm gì để có thể sử dụng bằng đó để mua và sử dụng xe được ạ? Tôi có cần chứng minh với Nhật Bản về giấy phép không hay tôi vẫn sử dụng bình thường không cần khai báo?
Xin chân thành cám ơn quý Luật sư của LVN Group đã giúp đỡ!
Người gửi: Đ.P

>>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự: 1900.0191

Trả lời:

Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT Quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế quy định:

“1. Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.”

Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định: “Thông tư này quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp; việc sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi tắt là Công ước Viên) cấp…..”

Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) là loại giấy phép cho phép các cá nhân lái xe cơ giới tư nhân tại một quốc gia khác khi đi kèm với giấy phép lái xe hợp lệ từ đất nước của họ. Về bản chất, IDP giống như một bản dịch hợp pháp chuyển đổi từ bằng lái nội địa sang bằng lái quốc tế được sử dụng trong 85 nước đã tham gia Công ước viên Vienna 1968 về giao thông đường bộ cho tới thời điểm hiện tại. Nghĩa là khi bạn đã có bằng lái xe hợp lệ của một trong 85 nước trên, thì bạn chỉ cần xin cấp thêm một giấy phép lái xe quốc tế và phải sử dụng đồng thời hai giấy phép này khi tham gia giao thông đường bộ tại các nước còn lại.

Mới đây, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước này, tuy nhiên Nhật Bản lại không tham gia, vì vậy mà IDP của bạn do Việt Nam cấp không thể sử dụng ở Nhật Bản được. Nhật Bản không tham gia vào Công ước Vienna 1968 nhưng lại tham gia vào Công ước Vienna 1949, nhưng Việt Nam lại cũng không tham gia vào Công ước này.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group