Tác giả khi sáng tạo ra logo cho sản phẩm, dịch vụ của mình có quyền đăng ký logo theo hình thức sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký bản quyền bằng việc tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản hộ bản quyền logo. So với việc đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu, thì đăng ký logo theo bản quyền tác giả giúp tiết kiệm thời gian hơn.

Luật LVN Group tư vấn việc đăng ký bản quyền logo được quy định như sau:

Về hồ sơ đăng ký bản quyền logo, bao gồm:

– Tờ khai đăng ký của bản quyền tác giả

– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.

– Hai bản sao chứng minh nhân dân của tác giả có công chứng

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả

– Giấy uỷ quyền của tác giả nếu nộp đơn theo ủy quyền

– Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không sao chép tác phẩm (logo) từ tổ chức, cá nhân khác

Về thủ tục đăng ký:

Hồ sơ đăng ký bản quyền logo được nộp tại Cục bản quyền tác giả hoặc Sở văn hóa- thể thao và du lịch nơi mà tác giả, chủ sở hữu cư trú/ có trụ sở. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

 

2. Thủ tục cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Điều 55 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: 1900.0191

1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Khi nào nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả ?

Điều 42 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp: Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định .

b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.

 

3. Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • (1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai);

Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

  • (2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • (3) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • (4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • (5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)
  • (6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Các tài liệu (3), (4), (5) phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý hồ sơ

Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

– Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

Quý khách hàng có câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký quyền tác giả – quyền liên quan xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được các Luật sư của LVN Group hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

 

4. Hồ sơ yêu cầu và từ chối giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Xin hỏi Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành thì hồ sơ yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những giấy tờ nào? Trong trường hợp nào thì yêu cầu này bị từ chối?

Trả lời:

– Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 12, Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13-12-2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là “Thông tư 15/2012/ TT-BVHTTDL”) thì hồ sơ yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan được gửi đến giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định, bao gồm:

a) Văn bản yêu cầu giám định trong đó có những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên và địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;

+ Số CMND hoặc số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, ngày cấp, nơi cấp của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;

+ Số điện thoại, Fax, E-mail của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;

+ Tư cách yêu cầu giám định (tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan; người có quyền, lợi ích liên quan; tư cách khác);

+ Căn cứ yêu cầu giám định;

+ Nội dung yêu cầu giám định; các nội dung liên quan khác;

b) Các tài liệu kèm theo: Các mẫu cần giám định; các tài liệu chứng minh về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan; các tài liệu liên quan khác.

Theo Khoản 3, Điều 12, Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL thì giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định từ chối thực hiện giám định đối với các trường hợp sau: a) Không thuộc chuyên ngành giám định quy định tại Khoản 2, Điều 3, của thông tư này (cụ thể là các chuyên ngành: Giám định quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ; giám định quyền liên quan đối với các đối tượng quyền liên quan quy định tại Điều 17, Luật Sở hữu trí tuệ; b) Các quy định tại điểm b, khoản 3 (từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định) và điểm d (từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định) Khoản 4, Điều 44, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số:1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!