Tôi muốn hỏi: Tôi sinh con thứ hai vào ngày 10-8-2011, đến ngày 10-12-2011 tôi đi làm lại. Đến nay kế toán trường tôi chưa làm chế độ nghỉ dưỡng sức cho tôi. Khi tôi hỏi, kế toán bảo là được nghỉ năm ngày nhưng tôi không nghỉ mà đi làm nên không được hưởng chế độ đó; nếu giờ làm đơn để hưởng chế độ đó thì bị trừ ra năm ngày lương của tháng trước.
Xin hỏi kế toán trường tôi giải thích như vậy có đúng không? Và nếu được hưởng trợ cấp đó thì tôi được bao nhiêu tiền và có bị trừ lương của tháng trước không?
Cho tôi hỏi thêm là cách tính tiền thai sản như thế nào? Lương tôi từ tháng 1-2008 đến tháng 6-2011 là 2.1, đến tháng 7-2011 là 2.34, vậy tôi được bao nhiêu tiền nghỉ thai sản? Kế toán trường tôi phát cho tôi 8.346.000, xin hỏi như vậy có đúng không?
Người hỏi: Hải Bình
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi: 1900.0191
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh – Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn. Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra tại điểm 10 Khoản 3 Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23-9-2008 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP quy định trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP nêu trên.
Nếu bạn đi làm trở lại vào ngày 10-12-2011, căn cứ theo quy định chúng tôi vừa nêu, bạn sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
Liên quan đến số tiền được hưởng trợ cấp thai sản, theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH, điều kiện để lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được quy định tại Điều 35 Luật BHXH, Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và được tính theo công thức sau:
Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con = (Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) x (Số tháng nghỉ sinh con theo chế độ)
Ngoài số tiền trên, theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH, lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Do bạn không nói rõ hiện bạn đang làm ở đâu và mức lương bạn đang đóng BHXH là bao nhiêu nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn mức hưởng chế độ thai sản như trên có đúng hay không. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào quy định của pháp luật mà chúng tôi vừa nêu và mức đóng BHXH của mình để tính ra mức hưởng chế độ thai sản.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG
————————————————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;
5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;
6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;