1. Khái niệm

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó.

2. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định

như thế nào?

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
I. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà đế mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ500.000.000 đồng đến dưới2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gãy thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Kế toán tính sai sổ sách thiệt hại của công ty hơn một tỉ đồng bị tội gì?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

3. Bình luân

Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.

3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, theo điều luật phải là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Do có nhiệm vụ như vậy nên họ là người phải tuân thủ các quy định về quản lý tài sản để tránh tài sản mà họ quản lý bị mất, bị hư hỏng, bị sử dụng lãng phí. Họ có thể là người có chức vụ quản lý như trưởng phòng quản trị hoặc chỉ là người làm công việc nghiệp vụ như thủ kho. So với BLHS trước, phạm vi chủ thể của tội này được mở rộng hơn vì tài sản là đối tượng tác động của tội này không chỉ là tài sản của Nhà nước và do vậy chủ thể không chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước. Chủ thể của tội này có thể là người có trách nhiệm đối với tài sản của Nhà nước nhưng cũng có thể là người có trách nhiệm đối với tài sản của các đơn vị, tổ chức và đặc biệt là của các doanh nghiệp.

3.2 Mặt khách thể

Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản của nhà nước,cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm vật, tiền.

3.3 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Theo điều luật, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi thiếu trách nhiệm. Đây là hành vi vi phạm (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) những quy định về quản lý tài sản như quy định về bảo quản tài sản, quy định về sử dụng tài sản, quy định về chi tiêu, mua sắm V.V..
Mặt khách quan của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan; thiệt hại nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và thiệt hại nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra. Trong đó: hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) các quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên. Theo quy định tại Điều 179 BLHS thì các hành vi nêu trên gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.
Tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị mất mát, hư hỏng, lãng phí phải thuộc sự quản lý trực tiếp của người phạm tội như thủ kho, thủ quỹ hoặc người khác được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp tội phạm.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản (hay không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình) với hậu quả là đê mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Như vậy, trường hợp người có nhiệm vụ quản lý trực tiếp tài sản đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình mà vẫn bị mất mát, hư hỏng, lãng phí do những nguyên nhân khách quan thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì không có mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nêu trên (ví dụ: thủ kho đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy nổ nhưng vì nguyên nhân bị sét đánh kho vẫn bị cháy…)
Việc xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tội này được xác định là người phạm tội không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm mất, làm hỏng, gây lãng phí tài sản. Đặc điểm này cũng để phân biệt với một số tội có dấu hiệu đặc trưng gần giống với tội này (như tội tham ô, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Nếu đối tượng bị thiệt hại cũng là tài sản nhưng là tài sản đặc biệt như vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có hành vi thiếu trách nhiệm nhưng thiệt hại trực tiếp không phải là tài sản, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ví dụ người có trách nhiệm quản lý người bị giam đã để người bị giam, giữ trốn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trôn.
Để mất mát: Được hiểu là để tài sản thoát khỏi sự quản lý của người quản lý tài sản (như bỏ quên nên bị mất, giao nhầm mà không lấy lại được…)
Để hư hỏng: Được hiểu là làm cho tài sản bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng (như để máy móc ngoài trồi nhưng không che đậy dẫn đến hư hỏng).
Để lãng phí: Được hiểu là sử dụng thiếu tiết kiệm, bỏ mặc, để rơi vãi thất thoát tài sản của Nhà nước (ví dụ: như thủ kho gạo khi cân đong không cẩn thận để gạo rơi vãi thất thoát nhiều…) mà đáng lẽ có thể hạn chế được.
+ Về giá trị tài sản. Giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra phải từ năm mươi triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

3.4 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm được quy định là thiệt hại cho tài sản từ 100 triệu đồng trở lên. Thiệt hại này có thể do:
+ Đã để mất mát tài sản;
+ Đã để hư hỏng tài sản;
+ Đã để sử dụng lãng phí tài sản.
Khi xác định hậu quả thiệt hại về tài sản cũng càn xác định giữa thiệt hại này và hành vi vi phạm (thiếu trách nhiệm) có quan hệ nhân quả với nhau. Người có hành vi thiếu trách nhiệm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thiệt hại về tài sản do chính hành vi thiếu trách nhiệm của mình gây ra.

3.5 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội không mong muốn và cũng không có ý thức chấp nhận hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản.
Khi có hành vi vi phạm, người phạm tội có thể thấy trước hậu quả thiệt hại về tài sản nhưng tin hậu quả đó khồng xảy ra hoặc do cẩu thả không thấy trước hậu quả đó nhưng có đủ điều kiện để thấy trước.
Dấu hiệu lỗi vô ý này cho phép phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) cũng như với tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện do lỗi vô ý. Dưới hình thức lỗi vô ý do quá tự tin, người phạm tội tuy thấy trước hành vi thiếu trách nhiệm của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí có thể gây ra thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Còn dưới hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hành vi thiếu trách nhiệm của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí có thể gây ra thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
+ Điều 179 BLHS năm 2015 quy định ba khung hình phạt đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà thiệt hại đã gây ra trị giá dưới 500 triệu đồng.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà thiệt hại đã gây ra trị giá từ 500 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 02 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội mà thiệt hại đã gây ra trị giá từ 02 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.6 Một vài điểm mới của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp

Như vậy, so với quy định tại Điều 144 BLHS năm 2009, thì quy định tại Điều 179 BLHS năm 2015 có một số điểm mới sau đây:
– Thứ nhất, về tên tội danh, thì Điều luật quy định “Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” thay cho “Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”. Do vậy, đối tượng tác động của tội phạm này không chỉ là tài sản của Nhà nước mà còn là tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Điều luật cũng quy định mức thiệt hại khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự là 100.000.000 đồng trở lên thay cho mức 50.000.000 đồng trở lên.
– Thứ hai, về hình phạt thì điều luật quy định: “phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” thay cho “phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” tại khoản 1; “phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” thay cho “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm” tại khoản 2; “phạt tù từ 05 năm đến 10 năm” thay cho “phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” tại khoản 3.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group