1. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chù thể tham gia vào quan hê pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.

Xét về mặt thuật ngữ, năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Tuỳ thuộc vào tư cách của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể xử phạt vi phạm hành chính. Khả năng này được pháp luật quy định chỉ thuộc về chủ tịch hoặc phó chủ tịch được chủ tịch uỷ ban nhân dân giao quyền. Xem: Khoản 1 Điều 54 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012.

– Năng lực chủ thể cùa tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị sự nghiệp,… (gọi chung là tổ chức) phát sinh khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể.

Do khồng có chức năng quản lí nhà nước nên các tổ chức nêu trên thường tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường. Cá biệt trong một số trường hợp, khi được Nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước đối với một số công việc cụ thể, các tổ chức này có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt.

– Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

Khác vói cơ quan nhà nước, tổ chức và cán bộ, công chức, năng lực chủ thể của cá nhân được xem xét cụ thể trên hai phương diện: Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Sở dĩ có điểm khác biệt này là khi xem xét năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước, tổ chức và cán bộ, công chức chúng ta không cần xem xét tới phương diện khả năng thực tế của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức đó nữa (vì khả năng này đã được Nhà nước thừa nhận khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức hoặc khi thành lập cơ quan, tổ chức đó). Mặt khác, việc tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của các cá nhân không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật hành chính mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân tuổi đến dưới 18 tuổi mới có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng . Xem: Điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 92 Luật xử lí vi phạm hành chính nám2012.

Ngoài độ tuổi, tình trạng sức khoẻ là điều kiện phổ biến để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân theo nguyên tắc: Người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhân thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không có năng lực hành vi hành chính đối với mọi loại quan hệ pháp luật hành chính.

Trình độ đào tạo, khả năng tài chính cũng là điều kiện xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân đối với một số loại quan hệ pháp luật hành chính nhất định.

Ví dụ: Công dân Việt Nam phải có trình độ cử nhân luật trở lên mới có khả năng được bổ nhiệm làm thẩm phán (Xem: Khoản 1 và khoản 2 Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014); cá nhân phải có vôh pháp định không được thấp hơn 20 tỉ đồng thì mới được thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Xem: Khoản 1 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.

Như vậy, đối với cá nhân thì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Mặt khác, năng lực hành vi hành chính cửa cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của cá nhân, mà nhiều khi còn phụ thuộc vào cách thức Nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Nhà nước có thể mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính của cá nhân khi họ có đủ những điều kiện nhất định hoặc thông qua những hành vi pháp lí cụ thể để thừa nhận năng lực đó.

Ví dụ: “Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi- lanh từ 50 crrề trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người.

2. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lí và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hoặc chẩm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiên, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm châm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

Cũng như các sự kiện pháp lí khác, sự kiện pháp lí hành chính chủ yếu được phân loại thành:

+ Sự biến là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu sự chi phối của con người mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chễm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

Ví dụ: Sự kiện thiên tai, dịch bệnh, sự cố kĩ thuật ..•

+ Hành vi là sự kiên pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiên chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ: Hành vi khiếu nại đối vói quyết định hành chính, hành vi hành chính là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu nại và người bị khiếu nại.

3. Quản lý Nhà nước được hiểu như thế nào?

Quản lý nhà nước là sự điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay quá trình để nó vận động theo phương hướng đạt mục đích nhất định căn cứ vào các quy luật hành chính, luật nguyên tắc tương ứng.

Điều kiện quản lý:

– Phải có quyền uy.

– Có tổ chức

– Và có sức mạnh cưỡng chế.

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của quản lý nhà nước là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý.

Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước. Cơ quan nhà nước tổ chức nhà nước xã hội và cá nhân được nhà nước uỷ quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước.

Khách thể của quản lý nhà nước: Là trật tự quản lý nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và uỷ quyền các cơ quan hành chính nhà nước.

Tính chấp hành thể hiện ở chỗ bảo đảm thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật.

Tính chất điều hành để đảm bảo cho các văn bản pháp luật các cơ quan quyền lực nhà nước được thực thi.Trong thực tế các chủ thể của quản lý nhà nước tiến hành hoạt động tổ chức và hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý.

Cơ quan hành chính nhà nước ban hành mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý phải thực hiện. Như vậy các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý. Hoạt động điều hành là nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước.

4. Trình bày nguyên tắc Đảng lãnh đạo?

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà nước. Hiến pháp 2013 quy định ở Điều 4 “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”.

– Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội mang tính tất yếu.

– Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của bộ máy nhà nước là để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướctạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước. Lãnh đạo quản lý nhà nước trước hết bằng các nghị quyết trong đó vạch ra đường lối chủ chương, chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Phương hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý về mặt tổ chức cơ cấu cũng như các hình thức và phương pháp hoạt động chung. Mọi vấn đề quan trọng nhất của quản lý nhà nước kể cả những vấn đề chiếm lược lâu dài đều được Đảng thảo luận quyết định.

– Với tầm quan trọng như vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của nhà nước là tính tất yếu.

Biểu hiện: Đảng lãnh đạo theo đường lối, tổ chức cán bộ, kiểm tra.

* Các hình thức lãnh đạo của Đảng:

Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không bao biện làm thay Đảng lãnh đạo thông qua quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp phân bổ cán bộ việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước đều có ý kiến chỉ đạo của cơ quan Đảng tương đương.

Sau khi thông qua các nghị quyết chỉ đạo việc phân bổ cán bộ thì trọng tâm sự lãnh đạo của Đảng chuyển sang hình thức kiểm tra.

Để kiểm tra việc thực hiện công việc trên thực tếvà thông qua công tác kiểm tra Đảng đánh giá được tính hiệu quả và tính thực tế của chính đường lối của mình. Thông qua công tác kiểm tra này Đảng nắm được hoạt động thể chế hoá đường lối của Đảng, của các cấp chính quyền như thế nào.

Các nghị quyết của Đảng không mang tính quyền lực pháp lý, chỉ có tính bắt buộc trực tiếp thi hành đối với Đảng viên, nhưng bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo to lớn của Đảng đối với hệ thống quản lý nhà nước bảo đảm hiệu quả hoạt động.

Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân.tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.

Thay các cơ quan hành chính nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hành chính thực hiện tốt chức năng của mình.

5. Trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ?

Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.” Đây là nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt độnh của nhà nước ta. Nguyên tắc này quy dịnh trước hết là sự lãnh đạo tập trung. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới ở địa phương và cơ sở có khả năng thực hiện quyết định của trung ương đồng thời đảm bảo tính sáng tạo chủ động của địa phương vá cơ sở trong việc giải quyết vấn đề ở địa phương và cơ sở đó. Tránh tập trung quan liêu cũng như dân chủ quá trớn. Vô nguyên tắc dẫn đến cục bộ địa phương, phải bảo đảm quyền làm chủ của các cấp quản lý quyền quyết định của trung ương đói với nhữngvấn đề then chốt. Những vấn đề có tính chất chiến lược bảo đảm cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ:

1/ sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Đây là quan hệ Trực thuộc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của cơ quan quản lý nhà nước trước cơ quan dân cư. Yếu tố tập trung này thể hiện rõ rệt quan hệ giữa cơ quuan quyền lực và cơ quuan hành chính.

Yếu tố dân chủ còn được thực hiện trong việc cơ quan quyyền lực trao quyền sáng tạo cho cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực không làm.

2/ Sự phục tùng của cấp dưới tối đa với cấp trên. Địa phương với trung ương. Có sự phục tùng đó thì trung ương mới tập trung được quyền lực nhà nước để chỉ đạo, Giám sát hoạt động của cấp dưới. Sự phân cấp quản lý là phân định, chức trách, nhiệm vị và quyền hạn của các cấp trong quản lý. Sự phân cấp cho địa phương tránh cho các cơ quan trung ương phải làm những công việc thuộc quyền của địa phương.

Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cấp dưới cụ thể là những khuyến khích sản xuất ra của cải vật chất bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp. quyền lực chung của các đơn vị cơ sở. Giúp đỡ về mặt vật chất hướng dẫn hoạt động.

3/ Sự phụ thuộc 2 chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

Chiều dọc là phụ thuộc các cơ quan hành chính cấp trên để cơ quan hành chính cấp trên có thể tập trung quyền lực để chỉ đạo cấp dưới phát huy thế mạnh địa phương hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)