NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Khái niệm, bản chất của trại giam:
1.1 Khái niệm trại giam
Thi hành án phạt tù là buộc những người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại trại giam, nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện.
Phân tích lý luận cũng như thực tiễn thi hành hình phạt tù, có thể nhìn nhận trại giam trên hai phương diện cơ bản:
– Thứ nhất, trại giam là nơi chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân của những phạm nhân đã bị Toà án kết tội và buộc phải chấp hành hình phạt tù.
Trên phương diện thứ nhất, cho thấy, việc chấp hành hình phạt tù, theo đúng quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong trại giam. Trại giam nơi mà người bị án phạt tù phải đến để chấp hành hình phạt được Toà án ghi trong bản án và tuyên tại Toà cho người đó biết.
Người chấp hành hình phạt tù trong trại giam được gọi là phạm nhân.
Các loại hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân đều đòi hỏi phải chấp hành trong trại giam.
– Thứ hai, trại giam là cơ quan tổ chức thi hành hình phạt tù, có chức năng, nhiệm vụ giam giữ, giáo dục cải tạo những người bị kết án tù theo đúng đưòng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trên phương diện này, cho thấy trại giam là một chủ thể trong hệ thống cơ quan thi hành hình phạt, và đó là cơ quan có chức năng chuyên trách thi hành hình phạt tù. Trại giam có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án hình sự có hình phạt tù mà Toà đã tuyên. Việc thi hành hình phạt tù, tức giam giữ và áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục, cải tạo đối với phạm nhân là chức năng, nhiệm vụ của trại giam. Trại nào được Toà án đã ra bản án, quyết định buộc phạm nhân
phải chấp hành bản án ỏ đó thì trại đó có trách nhiệm phải tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân đó. Việc tổ chức thi hành bản án phạt tù đối với phạm nhân được thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
1.2 Bản chất của trại giam
Xét về bản chất, trại giam là nơi giam giữ, thực hiện sự trừng phạt của nhà nước và xã hội đối với người phạm tội. Tại Điều 3 Pháp lệnh thi hành án phạt tù đã nêu rõ: “Trong thời hạn chấp hành hình phạt, người bị kết án tù phải bị giam giữ, lao động và học tập theo quy định của pháp luật”.
Quyết định hình phạt tù đối với một bị án nào đó, Toà án nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên phạt người đó một hình phạt phù hợp với tội trạng và nhân thân của họ. Hình phạt tù trên những phương diện nhất định phản ánh mức độ tội trạng và nhân thân của người bị án, đòi hỏi phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội để thực hiện các tác động trừng trị và giáo dục.
Là nơi chấp hành hình phạt đốĩ với phạm nhân bị kết án phạt tù, trại giam thực hiện một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của mình là tước quyền tự do, là hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc của người đã phạm tội đối với môi trường xã hội bên ngoài trong thời gian người đó phải chấp hành hình phạt tù.
Bằng việc đưa một người vào trại giam, Nhà nước thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc đối với người đã phạm tội. Nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý, khi quỵết định hình phạt tù đối với một người, Toà án thực hiện một ý tưởng sâu sắc thể hiện ngay trong loại hình phạt này là để người bị án nhận thức được đầy đủ giá trị của sự trừng phạt cần thiết và có thể của Nhà nước và xã hội đốĩ với mình, và cái giá phải trả cho việc thực hiện hành vi phạm tội.
Cùng với điều đó, Toà án cũng nhằm chọn một điều kiện hợp lý nhất phù hợp với nhân thân và tội trạng của người bị án để người đó có thể có điều kiện nhận được sự giáo dục cưỡng bức và thông qua sự tác động giáo dục cưỡng bức đó để cải tạo con người, đưa con người phạm tội từ chỗ bất lương, chống lại xã hội, có những giá trị mâu thuẫn với giá trị xã hội thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
Trại giam của Việt Nam còn là nơi để tổ chức tiến hành công tác quản chê đối với các phạm nhân, để ngăn chặn điều kiện thực hiện tội phạm mới, tước đi những điều kiện có thể thúc đẩy động cơ phạm tội trong con người phạm nhân có thể trỗi dậy và biến thành hành động phạm tội.
Thông qua công tác tác động giáo dục cưỡng bức và thuyết phục để người bị án nhận thức sâu sắc hơn nhu cầu về lao động cải tạo hoàn lương. Pháp luật của Nhà nước ta nghiêm cấm mọi hình thức nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đốĩ với người đang chấp hành hình phạt tù (Điều 4 Pháp lệnh thi hành hình phạt tù).
2. Khái niệm, nguyên tắc tổ chức hệ thống trại giam ở Việt Nam:
2.1 Khái niệm hệ thống trại giam
Hệ thống trại giam là tổng thể các trại giam trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VỊệt Nam được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, tổ chức và phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ chung thi hành hình phạt tù đối với những người phạm tội đã bị Toà án Việt Nam kết án tù có thời hạn, tù chung thân.
Căn cứ vào Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 và Quy chế trại giam ban hành theo Quyết định số 60/CP ngày 16/9/1993 của Chính phủ, các cơ quan thi hành án phạt tù trên lãnh thổ nước ta lập thành một hệ thống. Hệ thống trại giam được tổ chức xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện đúng đắn chính sách hình sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên lĩnh vực thi hành án hình sự.
Toàn bộ các trại giam lập thành một thể thông nhất có mối liên hệ chặt chẽ, và đặt dưới cùng một hệ thông quản lý, lãnh đạo, chỉ huy thông nhất của Chính phủ, nhằm tổ chức thi hành một cách đầy đủ đúng đắn các bản án phạt tù do Toà án các cấp tuyên phạt theo đúng pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hệ thống trại giam được tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ chung quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo những người phạm tội trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách hình sự tiến bộ, công bằng, dân chủ, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thực hiện hoạt động cưỡng chế của Nhà nước đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.
2.2 Các nguyên tắc tổ chức hệ thống trại giam
Hệ thống trại giam ở Việt Nam được tổ chức trên một hệ thống nguyên tắc tổ chức thống nhất.
Điều 5 Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong phạm vi cả nước; ban hành quy chế trại giam; quyết định các chế độ, kinh phí và các vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật”.
Hệ thống trại giam được đặt dưới sự quản lý trực tiêp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù theo phạm vi chức năng của mình.
Căn cứ vào quy định này, toàn bộ các trại giam trong Bộ Công an và Bộ Quốc phòng được tổ chức thành những tiểu hệ thông riêng. Mặc dù, giữa hai hệ thống trại giam này có tính độc lập tương đối, nhưng ..đều phục tùng sự quản lý thống nhất của Chính phủ và đều nhằm phục vụ mục đích chung quản lý, giáo dục phạm nhân, phòng ngừa ngăn chặn tội phạm.
– Các trại giam trong toàn bộ hệ thống trại giam được tổ chức trên cơ sở bảo đảm thực hiện những nguyên tắc cơ bản của tư pháp hình sự Việt Nam, đồng thời, những nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực thi hành án phạt tù.
Các trại trong hệ thống trại giam được xây dựng và vận hành trên cơ sở phù hợp với những quy mô giam giữ, tính chất và loại phạm nhân, nhiệm vụ giam giữ, quản lý giáo dục phạm nhân, một cách phù hợp với mức độ nghiêm khắc của hình phạt và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
3. Nhiệm vụ của trại giam:
Trại giam có nhiệm vụ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Công an, hoặc Bộ Quốc phòng mà trại đó đang thuộc quyền quản lý.
Căn cứ vào nhiệm vụ chung đó, có thể chia các nhiệm vụ của trại giam thành 4 nhóm:
– Nhóm thứ nhất, các nhiệm vụ liên quan đến quản lý giam giữ phạm nhẫn.
Trại giam có trách nhiệm thực hiện các công việc như:
+ Tổ chức tiếp nhận và bàn giao người bị án phạt tù theo quyết định của Toà án đã ra bản án và trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam theo quyết định của cơ quan quản lý trại giam cấp trên;
+ Tổ chức công tác nắm tình hình phạm nhân; phân loại phạm nhân để quản lý và bố trí giam giữ hợp lý nhằm quản lý nghiêm ngặt đối với phạm nhân;
+ Tổ chức các hoạt động vũ trang canh gác, dẫn giải và tuần tra, kiểm soát nghiêm ngặt mọi hành vi của phạm nhân, nhóm phạm nhân theo đúng các quy định pháp luật của Nhà nước, của bộ chủ quản và quy chế của trại;
+ Tổ chức giáo dục phạm nhân bằng các hình thức đa dạng, phong phú, và chủ yếu thông qua lao động bắt buộc để nhằm cải tạo họ, giúp họ nhận thức ngày càng đầy đủ các giá trị xã hội tích cực; ngày càng trở nên lương thiện và trỏ thành người có ích cho xã hội;
+ Tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để quản chế, giam giữ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phạm tội, chống phá, trốn trại và thực hiện các mục đích khác nhằm bảo vệ trại.
Tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự theo quyền năng của Ban giám thị trại mà BLTTHS giao cho, khi có những sự việc, vụ án hình sự liên quan đên phạm nhân trong trại theo quy định của pháp luật.
– Nhóm thứ hai, các nhiệm vụ liên quan đến giáo dục phạm nhân.
+ Tổ chức giáo dục chính trị, văn hoá tư tưởng, chính sách pháp luật, giáo dục công dân, giáo dục nghề và các hoạt động mang tính văn hoá – tư tưởng khác;
+ Tổ chức giáo dục về chấp hành án phạt tù, quy chế, nội qùy, trật tự, kỷ cương, quan hệ giao tiếp trong trại,…;
+ Tổ chức giáo dục phạm nhân cải tạo thông qua lao động, giáo dục các hoạt động sản xuất vật chất theo kế hoạch của trại.
– Nhóm thứ ba, các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phạm nhân.
+ Thực hiện các chế độ về ăn, ở, mặc, sinh hoạt, học tập, lao động, chăm sóc sức khoẻ, thằm thân, nhận quà… Bảo đảm thực hiện trong giới hạn luật định những quyền cơ bản của con người;
+ Nhận xét về thái độ cải tạo của phạm nhân; xét đề nghị cho phạm nhân được hưởng những quyền mà luật định liên quan đến ân xá, đặc xá, giảm án,… xét khen thưởng, kỷ luật,… Quyết định tha đối với phạm nhân đã chấp hành xong bản án.
– Nhóm thứ tư, các nhiệm vụ xây dựng, phát triển và quản lý cơ sở vật chất của trại.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị, cơ sở vật chất của trại mà Nhà nước giao cho quản lý;
+ Tổ chức sản xuất để cải thiện một phần đời sống của cán bộ trại và phạm nhân;
+ Tổ chức xây dựng, củng cố, bảo đảm an toàn nơi giam giữ, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, vật chất được trang bị;
+ Tổ chức các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước đối với cơ quan trại.
– Nhóm thứ năm, nhiệm vụ xây dựng, củng cô’và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nhằm bảo đảm thực hỉện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của trại.
+ Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ tự quản lý hoàn thiện bộ máy như bất cứ một cơ quan tổ chức, đơn vị nào, các trại giam hiện nay còn phải bảo đảm thực hiện tốt chế độ vũ trang, thực hiện huấn luyện để nâng cao năng lực công tác, sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong trại;
+ Quản lý cán bộ chiến sỹ theo chế độ vũ trang;
+ Phối hợp với chính quyền cơ sở và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn để bảo đảm an toàn trại và phát triển sản xuất, ổn định đời sống của cán bộ và phạm nhân.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group