1. Cá nhân trong luật la mã

Luật  La Mã quy định các loại cá nhân sau:

Công dân La Mã:

-Công dân La Mã là những người có quốc tịch La Mã, quốc tịch La Mã được xác lập trong các trường hợp sau:

+ Sinh ra từ công dân La Mã.

+ Trả tự do cho nô lệ từ công dân La Mã.

+ Tặng danh hiệu công dân La Mã cho người nước ngoài.

– Công dân La Mã có đầy đủ các quyền về nhân thân và tài sản và các quyền chính trị trong 1 số trường hợp quốc tịch La Mã bị tước đối với những người phạm trọng tội, bị kết án tù chung thân hoặc tử hình, bị xung vào làm nô lệ, bị bắt làm tù binh.

Người Latinh và người ngoại quốc.

-Người La Mã và người LaTinh sống gần nhau nhưng nhà nước của người La Mã xuất hiện sớm hơn , TK thứ II TCN La Mã bị quân Phổ xâm lược vì vậy người La Mã phải liên minh với người LaTinh để chống lại quân Phổ, dần dần sau đó nhà nước La Mã cho phép người LaTinh nhập quốc tịch La Mã, người LaTinh cũng giống như người ngoại quốc sống trên lãnh thổ La Mã nếu không có quốc tịch thì bị tước mất quyền dân sự quan trọng nhất, đó là quyền định đoạt bất động sản và các quyền chính trị, bầu cử, ứng cử.

– Từ TK III SCN luật pháp La Mã công nhận tất cả những người LaTinh, người ngoại quốc sống trên lãnh thổ La Mã đều là công dân La Mã.

Nông nô và lệ nông

-Về nguyên tắc là những người tự do, lệ nông là những người có nhà cửa nhưng không có ruộng đất nên phải thuê đất và nộp tô thuế, nông nô là những nô lệ được giải phóng nhưng không có tài sản, không có ruộng đất nên phải làm thuê cho chủ cũ và hoàn toàn phụ thuộc vào chủ cũ, không được thưa kiện và phải cấp dưỡng trong trường hợp chủ cũ bị phá sản.

2. Những điểm tiến bộ trong những qui định của luật tư La Mã về địa vị pháp lí của công dân La Mã

+Người phụ nữ tự do đã được coi là công dân

+Quy định hôn nhân hợp pháp của công dân là một vợ một chồng trên cơ sở tự nguyện.

 

+ Những quy định về địa vị pháp lý công dân La Mã mang lại cho những người dân La Mã những chuẩn mực rõ ràng, đi liền với quyền và nghĩa vụ của họ.

+Những quy định về địa vị pháp lý công dân La Mã là nền tảng cho sự kế thừa, phát triển của Luật Dân Sự nhiều nước trong đó có Việt Nam.

 

+ Có những qui định rõ ràng về những điều kiện để trở thành công dân La Mã. Nô lệ sau khi được trả tự do từ công dân La Mã cũng có thể trở thành công dân La Mã ( trong lằn ranh nặng nề của chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ thì qui định này trù liệu khả năng thay đổi thân phận của một nô lệ trở thành công dân La Mã chứ không chỉ áp đặt nô lệ chỉ làm nô lệ mãi mãi, đây là một điểm rất tiến bộ). 

+ Qui định rất rõ ràng các quyền của công dân La Mã, bao gồm quyền kết hôn hợp pháp, quyền tham gia vào các giao dịch và quyền sở hữu tài sản.

+ Về năng lực hành vi, luật pháp La Mã đã rất tiến bộ khi lấy độ tuổi là một trong các điều kiện để chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Theo đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là không bình đẳng, cá nhân khác nhau có năng lực hành vi khác nhau do pháp luật qui định dựa trên độ tuổi, sự phát triển tâm lí, nhận thức. Đây là một qui định tiến bộ vượt trước thời đại bởi vì hầu hết các nước trên thế giới sau này đều dựa trên tinh thần này để qui định năng lực hành vi của các cá nhân.

+ Luật tư pháp La Mã cũng đã qui định về việc mất, hạn chế  năng lực hành vi dân sự. Theo đó chỉ rõ những đối tượng được xác định là mất, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và đặt ra vấn đề giám hộ, cũng qui định rõ điều kiện của người giám hộ và quyền của người giám hộ=> qui định chi tiết, phân loại kĩ càng các loại cá nhân và các vấn đề phát sinh.

+ Luật La Mã công nhận cho người phụ nữ đã trưởng thành có quyền định đoạt tài sản của mình.

Bên cạnh những mặt tiến bộ còn tồn tại những điểm hạn chế:

+ Thời kì đầu qui định chỉ có những người La Mã gốc mới có điều kiện trở thành công dân La Mã và được hưởng chế độ phân chia ruộng đất của người La Mã.

+ Không qui định rõ độ tuổi được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các quan hệ dân sự.

+ Nô lệ có quyền có tài sản riêng, được tham gia quan hệ hôn nhân gia đình với người tự do. Tuy nhiên tài sản riêng ấy vẫn thuộc khối tài sản chung của ngừoi chủ nô giống như bản thân người nô lệ ấy.

+ Nô lệ không phải là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự La Mã. Nô lệ không có quyền công dân và không được phép tham gia vào bất cứ một giao dịch dân sự nào.

3. Quy định về pháp nhân trong la mã

Pháp nhân là một định nghĩa luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật kinh tế. Về pháp nhân có rất nhiều quan điểm và học thuyết như: có thuyết cho pháp nhân là một chủ thể giả tạo, có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự…vv nhưng quan trọng nhất pháp nhân chỉ ra được các thực thể hội đoàn có những biểu hiện tương tự như thể nhân. Pháp nhân có nhiều định nghĩa, song theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như kinh tế, xã hội…

3.1. Điều kiện về pháp nhân

 Quy định tại điều 83 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

La mã và quan điểm về pháp nhân: 

Luật La mã không đưa ra khái niêm về pháp nhân như một chủ thể đặc biệt để đối chiếu với một thể nhân, vì quan hệ phát sinh pháp nhân ở la mã còn chưa phát triển. Tuy nhiên thì luật 12 bảng đã có đề cập tới những hiệp hội tư nhân, phường hội, các xưởng thủ công các nhà buôn ( thương nhân)…được hình thành do sự phát triển rực rỡ về kinh tế – văn hóa của người La mã đã làm xuất hiện một số ngành nghề mới và đặc biệt là sự du nhập của Đạo Thiên Chúa và đạo Do Thái trên lãnh thổ La mã làm xuất hiện nhiều nhà thờ và các công trình khác như rạp hát, rạp xiếc, các tổ chức có tài sản riêng…

Các tổ chức này được hình thành và nhanh chóng lan rộng, không ngừng tăng nhanh về cả số lượng lẫn quy mô, có hướng chuyên môn hóa cao đối với một số mặt hàng được chú trọng đầu tư như rượu nho, dầu oliu,quần áo…Các tổ chức này đã có những đóng góp chung,cùng nhau sản xuất hàng hóa để thu lợi nhuận. Ban đầu các tổ chức này không có tài sản riêng mà là do tài sản riêng của các thành viên tham gia đóng như một hình thức sở hữu chung theo thành phần. Trong trường hợp tổ chức bị tan rã do nhiều nguyên nhân thì tài sản của tổ chức sẽ phải trả lại cho các thành viên theo phần mà họ đã đóng góp. Tuy nhiên cần thấy rằng một số trường hợp tài sản không thuộc về bất kì ai như nhà thờ, các khu sinh hoạt của công đồng…nó thuộc về cộng đồng vĩnh viễn. 

3.2. Địa vị pháp lí của pháp nhân trong luật la mã

Địa vị pháp lí của pháp nhân được hiểu là vị trí, vai trò của pháp nhân trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lí phát sinh.

Luật 12 Bảng quy định công dân la mã có quyền tự do lập hội, tự do về Điều lệ, cho phép công đan tự do tổ chức nghiệp đoàn, tổ hợp… các thành viên có thể thông qua điều lệ miễn là chúng không vi phạm tới công pháp. Nhưng luật lại không quy định cụ thể về việc công dân có quyền được lập hội gì ? Điều kiện của hội đó? Số lượng các thành viên? tài sản cùng các quyền và nghĩa vụ liên quan…

Pháp luật la mã quy định công dân muốn lập ra một tổ chức cần phải được Nghị viện đồng ý hoặc có sự chấp thuận của hoàng đế, thành phần tham gia không dưới 3 người với những năng lực pháp luật tương đối rộng rãi.  Những tổ chức chỉ bị chấm dứt khi đạt được mục đích hoặc số người tham không đủ 3 người.

Pháp luật la mã còn công nhận một tổ chức có nhiều người đối với một tài sản như việc lập quỹ nhưng chưa quy định đó là pháp nhân.Tài sản của quỹ đó thuộc sở hữu trung của nhiều người. 

Luật còn quy định các nhà thờ, các bệnh viện, nhà an dưỡng được coi là tổ chức và được tham gia vào các quan hệ xã hội dưới sự quản lí của nhà thờ về kinh tế. Luật la mã có quy định nhưng quyền  gắn với tài sản không thuộc về các thành viên của tổ chức mà thuộc về tổ chức.

Mặc dù luật la mã chưa không quy định một cách cụ thể về pháp nhân cũng như địa vị pháp lí của chủ thể này nhưng cũng đã có những dấu hiệu căn bản của pháp nhân ( như việc cho phép lập hội, lập ra các tổ chức, quy định về tài sản, cách định đoạt tài sản v.v…) đây chính là những căn cứ, nhưng tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện khái niệm pháp nhân sau này.

3.3. Đánh giá về những điểm tiến bộ và hạn chế trong những qui định về pháp nhân trong luật La Mã

Mặt tiến bộ: 

Trong luật La Mã, thuật ngữ “pháp nhân” cũng không tồn tại. Tuy nhiên, trong các quan hệ dân sự đã có sự xuất hiện phổ biến của các tổ chức như tôn giáo, hội buôn, tổ chức kinh tế và các tổ chức này thông qua hành vi của người đại diện tham gia các quan hệ tài sản vì lợi ích của tổ chức. Vì vậy, chủ thể trong quan hệ luật dân sự La Mã không đơn thuần chỉ có cá nhân mà còn có các tổ chức mang dấu hiệu pháp nhân :

+ Có các qui định về việc thành lập các hiệp hội, thành lập tổ chức.

+ Qui định về điều kiện hình thành và chấm dứt của một pháp nhân.

+ Qui định về sở hữu tài sản và quyền hạn đối với tài sản của pháp nhân.

+ Phân loại pháp nhân dựa trên mục đích hình thành.

Mặt tích cực:

Mặc dù chưa đưa ra được khái niệm chung nhất về quyền và nghĩa vụ của pháp nhân nhưng các nhà làm luật La Mã đã xây dựng được nền tảng khá đầy đủ và đảm bảo được quyền hạn, khả năng và địa vị của pháp nhân trong bộ luật La Mã. Đặc biệt, đối với các qui định về sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản của pháp nhân đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để pháp nhân đảm bảo được quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra sự xâm phạm tài sản của tổ chức. Chính điều này đã thúc đẩy sự hình thành các đoàn hội thương nghiệp, phát triển kinh tế buôn bán cho thương nhân. Các chế định về việc bắt đầu và chấm dứt của pháp nhân, phân loại pháp nhân và quyền hạn đối với tài sản của pháp nhân đã thể hiện sự quan tâm chú ý đối với chủ thể này và sự phát triển về kĩ thuật lập pháp của các luật gia La Mã .

Mặt hạn chế

– Mặc dù đã có những thay đổi tích cực nhưng quyền lợi giữa các loại pháp nhân vẫn còn bị phân biệt bởi đẳng cấp 

– Chưa công nhận về khái niệm chủ thể hay có những qui định cụ thể về quyền lợi trách nhiệm pháp lý của pháp nhân 

 

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group