1.Khái niệm  hợp đồng mua bán ngoại thương là gì ?

Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, các yếu tố Dúớc ngoài trong một hợp đồng mua bán ngoại thương ỉã được luật pháp các nước và các điều ước quốc tế có quy định khác nhau.
V í dụ: Theo tinh thần của Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình thì m ột hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương khi các bên chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá trong hợp đồng được chuyển dịch qua biên giói và hợp đồng được xác lập ở các nước khác nhau (Điều 1).
Theo Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì yếu tố nước ngoài của hợp đồng là yếu tố chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng là các bẽn có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (khoản 1 Điều 1).

2.Hình thức cùa hợp đồng mua bán ngoại thương

Hình thức của hợp đồns mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Pháp luật của đại đa số các nước đều quv định hợp đồng mua bán ngoại thương chi có giá trị pháp lý về mặt hình thức khi nó được thể hiện dưới hình thức văn bàn.
Tuy nhiên. Điều 11 Công ước của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có quy định:
“Không vêii cầu hợp đổng mua bún phải được ký hoặc phải  được xác nhận bằng văn bán hoặc phải tuân thủ một yêu cầu nào đó về mặt hình thức…”. Việc quy định này nhằm đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể hợp đồng thuộc các nước thành viên công ước có thể giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, Điều 96 của Công ước cũng quy định rõ: Nếu nước thành viên mà trong pháp luật của nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó phải được tôn trọng.

Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định: Hợp đồng mua bán ngoại thương phải được làm bằng văn bản mới có hiệu lực. Thư từ, điện tín, telex, fax cũng được coi là văn bản (khoản 2 Điều 27 Luật thương mại năm 2005).

3.Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương

Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thể hiện thỏa thuận, biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào do các bên thỏa thuận đưa vào hợp đồng cũng được coi là hợp pháp,  hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng những điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật.
Về mặt pháp lý, để tránh những tranh chấp có thể xảy ra nhằm bảo vệ quyền lợi của các bèn chủ thể, thông thường một hợp đồng mua bán ngoại thương cần phải có những điều khoản chú yếu sau đây:
Phần mở đầu: Ghi số của hợp đồng, tên gọi, địa chỉ pháp lý của các bên (bên mua và bên bán) một cách đầy đủ (không viết tắt), ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm ký hợp đồng. Đây là vấn đề quan trọng có liên quan đến việc xác định pháp luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.
Phần nội dung : Đây là phần cơ bản quy định quyẻn và nghĩa vụ của các bên. Do vậy, nó cần phải được ghi một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Phần này thường có các điều khoản sau:

+ Đối tượng của hợp đồng: Hàng hoá phải được ghi cụ thể, chính xác tên thường gọi đối với hàng hoá đó, có kèm theo tên thương mại hoặc tên khoa học (nếu có) hoặc ghi kèm theo tên người sản xuất.
+ Số lượng hoặc khối lượng của hàng hoá: Có thể ghi những nội dung này bằng những con số cụ thể hoặc có dung sai. Số dung sai tăng (+); giảm (-) theo tỷ lệ (%) nhất định do các bên thỏa thuận.
+ Phẩm chất hàng hoá: Việc xác định phẩm chất hàng hoá phải được quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng, mầu sắc, kích thước: hoặc xác định bởi đặc tính lý, hoá của nó: hoặc theo một mẫu nhất định: hoặc theo một tiêu chuẩn (quốc gia. quốc tế) đối với hàng hoá đó.
+ Giá cả hàns hoá: Giá cả hàng hoá là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương nên nó cần phải được quy định cụ thể.
Giá cả phải được ghi bằng chữ và đồn2 tiền tính giá. Chú ý khi đồna tiền tính giá phải shi cụ thể là loại tiền gì. cùa nước nào. Vì thực tế trên thế giới có nhiều loại tiền của các  nước tuy tên gọi giống nhau nhưng giá trị lại khác nhau.

+ Thời hạn giao hàng: Để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên phải thỏa thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào một khoảng thời gian cụ thể.
+ Phương thức giao hàng: Phương thức giao hàng là những quy định về trách nhiệm của người mua hàng và người bán hàng trong các vấn đề có liên quan đến việc giao hàng như: Thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá, xác định thòi điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro đối vói hàng hoá từ người bán sang người mua… trong thực tiễn thương mại quốc tế, các phương thức giao hàng được mang tên gọi như FOB, CIF, FAS, EXW… ứng với mỗi phương thức giao hàng là những vấn đề pháp lý nhất định về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau trong quá trình giao hàng, ở đây cần chú ý để tránh nhầm lẫn khi thỏa thuận về phương thức giao hàng, các bên phải thống nhất chì ra sẽ áp dụng phương thức nào và nó được ghi nhận ở đâu. Thông thường người ta áp dụng phương thức giao hàng trong
“INCOTERMS – 1990”. Nếu có vấn đề gì cần thêm bớt vào các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì các bên cũng phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng. Ngoài các điều khoản trên đây, các bên chủ thể có thể thỏa thuận đưa vào trong hợp đồng các điều khoản khác như:
Điều khoản giám định hàng hoá. điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hành, điều khoàn trọng tài…

4.Thẩm quyền ký kết hợp đồng m ua bán ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương có giá trị pháp lý ràng buộc các bên kể từ khi được các bên ký kết. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi ký vào hợp đồng mua bán ngoại thương cũng làm cho nó có giá trị pháp lý.
Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ phát sinh hiệu lực khi người ký hợp đồng có đủ thẩm quyền ký theo luật đinh.
Theo nguyên tắc chung, việc xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương của các bên chủ thể sẽ được xem xét trên cơ sở năng lực hành vi theo pháp luật của nước m à họ mang quốc tịch.
Về thẩm quyền ký kết hợp đ ồ n g m u a bán ngoại thư ơng, pháp luật Việt Nam quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại năm 2005. Theo đó, thương nhân theo quy định của pháp luật được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu; được nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh.
– Về phía bên nước ngoài, hợp đồ n g m ua bán ngoại thư ơng chỉ có giá trị pháp lý khi chủ thể là những người có đẩy đủ năng lực hành vi theo pháp luật nước họ quy định. Tóm lại. khi giải quyết xung đột pháp luật về thẩm quyền ký kết hợp đ ồ n g m ua b án ngoại thư ơng, pháp luật của  nước các bên chủ thể mang quốc tịch (Lex Personalis) sẽ được đem áp dụng.

5.Phân loại hợp đồng ngoại thương

Phân loại hợp đồng ngoại thương theo 3 tiêu chí sau:

Theo thời gian thực hiện hợp đồng

  • Hợp đồng ngắn hạn : thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình
  • Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần học xuất nhập khẩu

Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng

  • Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua khóa học kế toán thuế
  • Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước
  • Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước khóa học phân tích báo cáo tài chính
  • Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài
  • Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp gia công hoặc chế biến thành các sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước. tuyển dụng nhân sự

Phân loại theo hình thức hợp đồng

Có 3 loại hợp đông như: hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, hình thức văn bản vẫn được ưa chuộng bì có nhiều ưu điểm: an toàn, toàn diện, rõ ràng hơn

Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm sau:

Chủ thể kí hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú cả họ) khóa học xuất nhập khẩu lê ánh

Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác.

Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)