1.Khái niệm luật điều ước quốc tế 

Trong luật quốc tê’ hiện đại, luật điều ước quốc tế có vai trò rất quan trọng. Một mặt, luât điểu ước quốc tê’ hướng đến điều chỉnh quá trình hình thành khung pháp luật quốc tê’ thông qua sự hình thành của hệ thống các điều ước đa dạng vể nội dung. Mạt khác, với sự gia tãng của quan hệ hợp tác quốc tế, điều ước trở thành công cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết những quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Vì vậy, sự phát triển của luật điểu ước quốc tê’ như hiện nay đang là một trong những yếu tô’ đảm bảo cho sự hoàn thiện và phát triển luật quốc té’ theo xu thế toàn cổu hoá. Luật điểu ước quốc tê’ điều chỉnh quan hệ về ký kết điều ước giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tê’ liên quốc gia. Ngoài ra, một sổ thực thể đặc biệt cũng có quyền nãng ký kết điều ước quốc tế như Toà thánh Vaticãng hay các thực thể pháp lý lãnh thổ khác, ví dụ như Ma Cao, Hồng Công… Việc ký kết các thoả thuận giữa các tổ chức, pháp nhân nước ngoài với quốc gia, giữa các địa phương thuộc các quốc gia khác nhau, giữa các tổ chức phi chính phủ với nhau hoặc với quốc gia sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật điều ước quốc tế. Như vậy, luật điểu ước quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế

2. Nguồn của luật điều ước quốc tế

Các quy phạm của luật điều ước quốc tê’ được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế,

Các quy phạm tập quán về luật điều ước quốc tế được hình thành chủ yếu từ chính thực tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện điổu ước quốc tế của các quốc gia. Hiện nay, những tập quán quốc tế liên quan đến thủ tục, nghi lễ ký kết điểu ước quốc tế vẫn được các chủ thể kết ước áp dụng trong quá trình thiết lập các quan hệ điều ước quốc tố với nhau.

Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tê’ giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế giữa cấc quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tê’ được coi là nguồn pháp luật thành ván chủ yếu của luật điều ước quốc tế hiện hành. Công ước Viên năm 1969 là kết quả của quá trình phát triển và pháp điển hoá các quy phạm luật điều ước quốc tế. Trong Công ước có lời nói đầu, 85 điều khoản và 1 phụ lục, nội dung Công ước quy định những vấn để cơ bản của luật điều ước quốc tế, như hành vi, trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, Công ước chỉ điều chỉnh việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế thành văn giữa cấc quốc gia. Riêng các điều ước quốc tê’ bất thành văn (hiệp định quân tử) và các điểu ước quốc tế mà một trong các bên ký kết không phải là quốc gia sẽ chịu sự diều chỉnh của các quy phạm tập quán và các vãn bản pháp lý quốc tế khác.

Trong từng quốc gia, để thống nhất quản lý hoạt dộng ký kết và thực hiện điểu ước quốc tế, mỗi nước đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh cụ thể quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa nước dó với các chủ thể khác của luật quốc tế, ví dụ, Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điểu ước quốc tế của Việt Nam năm 1998, Luật về điều ước quốc tế của Liên bang Nga nãm 1995, Luật về trình tự ký kết điều ước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1990… Như vậy, vé phương diện pháp lý, các quốc gia sử dụng luật điều ước quốc tế như phương tiện phấp luật phổ cập đổ hình thành và phát triển hộ thống các điều ước quốc tế mang tính chất vừa là nguồn chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, vừa là công cụ pháp lý hiệu quả để duy trì quan hệ hợp tác quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.

3.Nguyên tắc tự nguyện, bỉnh đẳng trong quá trình ký kết điểu ước quốc tê’

Ký kết điểu ước quốc tê’ là loại hình hoạt động pháp lý thuộc quá trình xây dựng luật quốc tế. Do đặc điểm cơ bân của luật quốc tế là không có các cơ quan lập pháp chuyên trách nên quá trình xây dựng luật quốc tê’ luôn được tiến hành bởi chính các chủ thể luật quốc tế. Đạc điểm này tác động đến quá trình ký kết điểu ước quốc tế theo hướng việc ký kết điều ước sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên. Sự tự nguyên và bình đẳng trong các quan hệ điều ước trở thành một trong những căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của điều ước quốc tế. Theo nguyên tảc này, những điều ước được ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lực hoặc ép buộc sẽ không có giá trị pháp lý (Điều 49, 52 Công ước Viên năm 1969 về iuật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia). Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của chủ thể ký kết trong các quan hệ pháp luật quốc tế, tránh sự áp đặt từ bên ngoài với mục đích thôn tính hay tạo ra tình trạng phãi lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào quốc gia khác. Nguyên tắc này đổng thời lạo cơ sở để duy trì tương quan có lợi cho hoà bình, an ninh và ổn định ở từng khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu, hạn chế sự lạm quyền và tình trạng không bình đẳng trong quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh của các chủ thể luật quốc tế. Nguyên tắc này còn trỏ thành một trong những điều kiện pháp lý để điều ước quốc tế đã ký kết có hiệu lực trong thực tiễn. 

4. Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thừa nhận là nhũng “thước đo” giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật quốc tê’ khác. Vì vậy, quy phạm pháp luật dù tổn tại dưới hình thức nào (điều ước hoặc tập quán) đều phải có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Nếu có sự mâu thuẫn giữa nội dung điều ước quốc tế với nguyên tắc cơ bản thì điều ước quốc tế sẽ đương nhiên không có giá trị pháp lý (mặc nhiên vô hiệu), kể cả đối với điều ước đang có hiệu lực thi hành nhưng khi xuất hiện quy phạm Jus cogens mới của luật quốc tế thì điều ước đó cũng chấm dút hiệu lực hiện hành. 

5. Nguyên tắc Pacta sunt servanda

Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của luật điều ước quốc tế. Điều 26 Công ước Viên năm 1969 quy định: “mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điểu ước và phải dược các bên thi hành một cách thiện chí”. Sự tận tâm, thiện chí của chủ thể ký kết vừa là cơ sở, vừa là bảo đảm quan trọng để chủ thể ký kết tự ràng buộc vào nghĩa vụ thực hiện các quy định của luật điều ước nói chung và điều ước quốc tế nói riêng với tính chất là các cam kết quốc tế tồn tại song hành cùng các điều khoản thoả thuận trong điều ước. Việc không thi hành điều ước quốc tê’ chỉ có thể được thực hiện trong một số các trường hợp và vói những điều kiện rất chặt chẽ. Ví dụ, trường hợp quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự giữa các bên kết ước bị cắt đứt không ảnh hưởng đêh nghĩa vụ thực hiện các điều ước quốc té’ hiện có giữa các bên, trừ khi điều ước quốc tê’ đó chỉ có thể thực hiện được khi có sự tổn tại của những quan hệ này (Điều 63 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế).

Kế thừa trong trường hợp có thay dổi lớn vể lãnh thổ

Khí có thay đổi lớn về lãnh thổ phù hợp với luật quốc tê’ hiện đại hoặc khi chuyển nhượng một phần lãnh thổ hay sáp nhập phần lãnh thổ của một quốc gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác theo các điều ước quốc tế về chuyển nhượng hay sáp nhập cụ thể, người ta thường áp dụng nguyên tắc di chuyển đường quốc giới theo thoả thuận giữa các bên hữu quan. Nội dung chính của nguyên tắc này được thể hiện qua các điểm sau đây:

– Các điều ước quốc tế của quốc gia để lại quyền kê’ thừa sẽ mất hiệu lực thi hành tại lãnh thổ này từ thời điểm chuyển giao lãnh thổ đó cho quốc gia khác. 

Các điểu ước quốc tế của quốc gia có quyền kế thừa sẽ có được hiệu lực thi hành tại lãnh thổ. Điều ngoại lệ ở đây có thể là điều ước quốc tế của quốc gia có quyền thừa kê’ mâu thuẫn với mục đích thay đổi lãnh thổ hay trái với chính sách của quốc gia để lại quyền kế thừa hoặc khi phạm vi cam kết theo các điều ước quốc tế hay các điều kiện cần thiết để thực hiện các điều ước đó đã thay đổi hoàn toàn.

Tuy vậy, trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ như đã nói trên, các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới của lãnh thổ được chuyển giao cho quốc gia khác vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia – bên tham gia điều ước cụ thể đó nhung không tham gia quan hệ kế thừa trong trường hợp này.

Tất cả những vấn đề còn lại có liên quan đến quyền kế thừa và được phát sinh khi chuyển giao lãnh thổ sẽ được giải quyết thông qua việc ký kết những điều ước quốc tê’ cụ thể về các vấn để đó giữa các bên hữu quan.

Vấn đề kế thừa quy chê’ thành viên tại các tổ chức quốc tê’ trong trường hợp nhất hoặc giải thể quốc gia được giải quyết theo nhiểu cách khác nhau. Trước đây, các luật gia quốc tế cho rằng vấn đề này chỉ mang tính chất nhân thân, không cần thiết phải giải quyết thoả dáng. Song thực tiễn quan hệ quốc tế trong những năm gần đây của Liên hợp quốc đã chứng minh quốc gia mối thành lập do hợp nhất hoặc giải thể có quyền kê’ thừa quy chê’ thành viên của quốc gia để lại quyền kế thừa tại tổ chức quốc tế.

Có thể thấy rõ thực tế này qua trường hợp giải quyết kế thừa của một số quốc gia sau sự kiện sát nhập hoặc tách khỏi quốc gia liên bang, tiêu biểu là trường hợp của Liên Xô cũ. Khi Liên Xô tan rã, vấn đề kế thừa trong thực tế đã được giải quyết trên cơ sở của Hiệp ước thành lập SNG ngày 8 tháng 12 năm 1991 với việc bảo đảm cho các quốc gia độc lập – thành viên SNG quyền kế thừa các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ các điều ước và các cam kết quốc tê’ mà Liên Xô cũ là thành viên. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia thành viên SNG tự động trở thành thành viên của tất cả các điều ước quốc tế mà

 

Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)