Khái niệm, nguồn gốc, phân loại về quyền con người theo quy định của pháp luật về quyền con người

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật. Dưới đây là những vấn đề chung xoay quanh quyền con người

1. Khái niệm về Quyền con người theo quy định pháp luật

Quan điểm của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên hợp quốc khẳng định thì quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu , giúp hỗ trợ, bảo về các cá nhân hoặc các nhóm người( thiểu số…) nhằm chống lại các hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của chủ thể( cá nhân hoặc nhóm người). 

Trên quan điểm các quyền tự nhiên thì quyền con người (Human rights, Droits de LHomme) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ.

Trung tâm nghiên cứu Quyền con người, tổ chức đầu tiên chuyên nghiêncứu về quyền con người ở Việt Nam (nay là Viện Nghiên cứu Quyền con ngườithuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ) đưa ra khái niệm quyền conngười như sau: Quyền con người là khả năng thực hiện các đặc quyền tự nhiên và khách quan của con người, với tư cách là con người và với tư cách là thành viênxã hội, được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia và các thỏathuận pháp lý quốc tế về các giá trị con người trong các quan hệ vật chất, văn hóa,tinh thần, các nhu cầu tự do và phát triển
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được quốc gia và cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới có thể được bảo vệ nhân phẩm, giá trị con người và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người.

2. Nguồn gốc của quyền con người

Về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phái cơ bản đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights219) cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân.
Hai học giả tiêu biểu cho học thuyết về quyền pháp lý có thể kể là Edmund Burke (1729-1797) và Jeremy Bentham (1748-1832). Edmund Burke, trong tác phẩm Suy nghĩ về Cách mạng Pháp(Reflections on the Revolution in France,1770) và Jeremy Bentham, trong tác phẩm Phê phán học thuyết về các quyền tự nhiên, không thể tước bỏ(Critique of the Doctrine of Inalienable, Natural Rights, 1843) cùng cho rằng ý tưởng về các quyền tự nhiên là vô nghĩa (nonsense uponstilts) và chẳng có quyền nào lại không thể tước bỏ (inalienable).
Như vậy Quyền con người được hình thành từ hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Xét về mặt lịch sử, quyền con người được nhận thức và được thúc đẩy do thực tiễn bị áp bức, bóc lột và bị tước đoạt về quyền trong các xã hội có giai cấp. Theo nghĩa này, quyền con người chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và chỉ mất đi khi các giai cấp và điều kiện tồn tại giai cấp không còn; do đó, quyền con người là một phạm trù lịch sử. Theo nghĩa rộng, quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người. Chính phẩm giá con người làm nảy sinh những nhu cầu về quyền. Nhưng chỉ khi nào những nhu cầu về quyền này được xã hội thừa nhận và bảo vệ mới trở thành quyền.Với cách hiểu này, quyền con người sẽ tồn tại mãi mãi, gắn liền với sự tồn tại của con người và phát triển cùng với tiến trình văn minh nhân loại.

3. Phân loại quyền con người

Do quyền con người có phạm vi và nội dung rất rộng nên thường được chia ra thành các nhóm theo những tiêu chí khác nhau. Việc phân loại như vậy cho phép nhìn nhận rõ hơn đặc điểm, tính chất, và những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm mỗi loại quyền con người. Tuy nhiên phân loại chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và thực thi, chứ không nhằm xếp loại theo thứ tự ưu tiên hay tầm quan trọng của các quyền con người

3.1. Phân loại theo lĩnh vực

Theo các lĩnh vực của đời sống nhân loại, quyền con người được phân thành hai nhóm chính: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Đây cũng là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1966 (Công ước về các quyền chính trị, dân sự và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá).

 Các quyền dân sự, chính trị

– Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân (Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền – UDHR); Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) đã cụ thể hóa quyền này trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền: Mọi người có quyền sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện. Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép áp dụng với những tội ác nghiêm trọng nhất. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết. Bất kì người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp. Không được phép tuyên án tử hình đối với người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai (Điều 6ICCPR).

– Quyền tự do đi lại, tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; mọi người có quyền rời khỏi bất kì nước nào, kể cả đất nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình (Điều 13 UDHR; Điều 12ICCPR).

– Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân (Điều 16 UDHR; Điều 23 ICCPR).

– Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR).

– Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 7 ƯDHR, Điều 26 ICCPR).

– Quyền không bị bắt và bị giam giữ hay bị lưu đày một cách tuỳ tiện (Điều 9 UDHR, Điều 9 ICCPR).

– Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 UDHR, Điều 19 ICCPR).

– Quyền tự do hội họp và lập hội một cách hoà bình (Điều 20 UDHR, Điều 21, Điếu 22ICCPR).

– Quyền tham gia quản lí đất nước mình một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn (khoản 1 Điêu 21 UDHR, Điều 25 ICCPR).

– Ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thể hiện qua một cuộc bầu cử định kì và chân thực được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những thủ tục bàu cử tự do tương tự (khoản 3 Điều 21 UDHR). Quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kì chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ nguyện vọng của mình (khoản b Điều 25 ICCPR).

– Quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay pháp luật quy định (Điều 8 UDHR, Điều 14ICCPR).

– Quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ (Điều 10 UDHR, Điều 14ICCPR).

– Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cùa riêng mình hoặc sở hữu tài sản chung với người khác. Không ai bị tước đoạt tài sản một cách tuỳ tiện (Điều 17 UDHR).

 

Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

– Quyền làm việc và quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp. Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho những công việc như nhau mà không có sự phân biệt đối xử nào. Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng hợp lí nhằm bảo đảm sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm và được trợ Cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo trợ xã hội. Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 23 UDHR, Điều 6, Điều 7ICESCR).

– Quyền nghỉ ngoi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạn hợp lí số giờ làm việc và được hưởng những ngày nghỉ định kì có hưởng lương (Điều 24 UDHR, khoản d Điều 7 ICESCR).

– Quyền được hưởng một mức sống thích đáng đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đổi phó của họ. Các bà mẹ, trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Mọi trẻ em sinh ra trong hay ngoài giá thú đều phải được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau (Điều 25 ƯDHR, khoản 1 Điều 11 ICESCR).

– Mọi người có quyền được học tập. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kĩ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ thông và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng. Giáo dục phải giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo cũng như phải đẩy mạnh các hoạt động của Liên họp quốc về duy trì hoà bình. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ (Điều 26 UDHR).

– Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kì sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả (Điều 27 UDHR, Điều 15 ICESCR).

Bên cạnh việc quy định về các quyền, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR) cũng xác định mọi người có những nghĩa vụ với cộng đồng – là noi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ (khoản 1 Điều 29 UDHR).

3.2. Phân loại theo chủ thể quyền

 Quyền con người có thể được phân loại dựa theo chủ thể quyển và nội dung quyền. Theo chủ thể quyển: gồm quyền của cá nhân, quyền của nhóm (như phụ nữ, trẻ em) và quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển). Quyền của nhóm là quyền cá nhân được quy định cho một nhóm xã hội dựa trên một số đặc điểm chung nào đó, ví dụ như dễ bị tổn thương hoặc bị thiệt thòi như phụ nữ, trẻ em, người tj nạn, người lao động nhập cư, người bị giam giữ theo thủ tục tố tụng hình sự… Quyền phát triển là quyền của các quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là quyển của cá nhân. Theo nội dung quyển gồm nhóm quyển dân sự, chính trị (quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước, xã hội; quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…) và nhóm quyền kinh tế, văn hoá, xã hội (quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền học tập, quyền hưởng thụ văn hoá…).

3.3. Phân loại theo tiêu chí khác

Ngoài hai tiêu chí kể trên, đôi khi các quyền con người còn được phân loại theo một số tiêu chí khác, cụ thể như sau:
– Quyền tự nhiên (natural rights) và quyền pháp lý (legal rights). Sự phân biệt giữa hai loại quyền này đã được đề cập ở các nội dung trên.
– Quyền cụ thể (explicit rights) và quyền hàm chứa (unenumerated rights): Sự phân biệt giữa hai loại quyền này chủ yếu dựa vào khía cạnh pháp điển hóa. Quyền cụ thể chỉ những quyền được quy định rõ bởi Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác hay các nhà nước (ví dụ, các quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm; quyền bầu cử, ứng cử…), trong khi quyền hàm chứa chỉ những quyền tuy chưa được nêu rõ, nhưng có thể suy ra từ nội hàm của các quy định pháp lý đã có hoặc từ lý luận và thực tiễn về quyền (ví dụ, trong quyền sống thì có quyền của những người bị bệnh hiểm nghèo được giúp đỡ để chết nhằm giải thoát khỏi sự bế tắc và đau đớn; trong quyền tự do hôn nhân thí có quyền kết hôn và lập gia đình của những người đồng tính…) Trong khi các quyền cụ thể đã được chấp nhận một cách phổ biến thì nhiều quyền hàm chứa vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi, cả về tên gọi và nội hàm của chúng.
– Quyền thụ động (negative rights) và quyền chủ động (positive rights): Sự phân biệt giữa hai loại quyền này chủ yếu dựa vào cách thức thực thi/bảo đảm.
– Quyền tuyệt đối (absolute rights) và quyền có điều kiện (conditional rights): Sự phân biệt giữa hai loại quyền này chủ yếu dựa vào điều kiện hưởng thụ quyền.Quyền tuyệt đối là những quyền phải được tôn trọng và áp dụng trong mọi hoàn cảnh và không cần điều kiện gì kèm theo (ví dụ, quyền sống; quyền không bị tra tấn, nhục hình, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo…) trong khi quyền có điều kiện là những quyền chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn những yêu cầu nhất định (ví dụ, quyền được kết hôn; quyền bầu cử, ứng cử…đòi hỏi chủ thể quyền phải đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi và về năng lực hành
– Quyền có thể bị hạn chế (derogatable rights) và quyền không thể bị hạn chế (non-derogatable rights)

Luật LVN Group (biên tập)

 

Luật LVN Group (biên tập)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com