Sở hữu là quan hệ xã hội thông qua đó xác thuộc về ai? Do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản trong xã hội. Vậy, Sở hữu hình thành, phát triển như thế nào thông qua chiều dài lịch sử của con người ? Bài viết phân tích và làm rõ thêm vấn đề sở hữu, tư duy sở hữu của con người.
1.Khái niệm quyền sở hữu
Quyền sở hữu là chế định trung tâm trong pháp luật dân sự của bất kỳ hệ thống pháp luật nào.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã và đang tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Dựa trên các chế độ sở hữu khác nhau, chế định về quyền sở hữu của mỗi hệ thống pháp luật cũng có những quy định khác nhau.
Ngoài ra, sự khác nhau của các hệ thống pháp luật về quyền sở hữu còn do tác động bởi các yếu tô’ quan trọng khác như: Trình độ phát triển về kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, vị trí địa lý v.v. của từng nước. Bởi vậy, việc hình thành các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài cũng thường làm phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu.
Vấn đề đật ra là khi phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu thì pháp luật các nước giải quyết như thế nào.
2.Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu
Từ lâu vấn đề thể thức giải quyết cung đột pháp luật trong lĩnh vực quyền sở hữu đã trở thành một nội dung quantrọng cùa khoa học tư pháp quốc tế.
Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt, nhưng pháp luật của đa sô’ các nước hiện nay trên thế giới đều thống nhất áp dụng một nguyên tắc chung nhàm giải quyết xung đột pháp luật về quyển sở hữu. Áp dụng pháp luật của nơi có tài sản (Lex rei sitae hoặc Lex situs obiectus – Luật nơi có tài sản, luật nơi có đối tượng của quyền sở hữu). Phần lớn pháp luật của các nước châu Âu lục địa (Bỉ, Hà Lan, Italia, Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Hunggari, Ba Lan, Liên bang Nga, Hy Lạp V.V..) và pháp luật Anh – M ĩ cũng như pháp luật của Australia, Nhật Bản, Việt Nam V.V.. đều áp dụng nguyên tắc này. Chỉ có một số ít hệ thốne pháp luật (Áo, Tây Ban Nha, Achentina, Braxin và Ai Cập) là còn giữ cách thức giải quyết xung đột pháp luật vể quvển sờ hữu đã tồn tại từ trước thế kỷ XIX: Đối với bất động sản thì áp dụng hệ thuộc Lex rei sitae còn đối với động sản thì áp dụng luật nhân thân của người có tài sản (mobilia personam sequntur).
3. Luật nơi không có tài sản
Luật nơi không có tài sản những quy định nội dung của quyển sở hữu mà còn ấn định cả các điểu kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch quyền sờ hữu. Nội dung này đã được quy định trong pháp luật của nhiều nước. Theo khoản 1 Điều 24 Luật về Tư pháp quốc tế của Ba Lan thì “quyên sở hữu và các quyền tài sản chiu sự điểu chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sân”. Khoản 2 Điều 24 của luật này đã chì rõ: “Sự phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu cũng như sự phát sinh , chuyển dịch hoặc chấm dứt các quyền tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản vào thời điểm xảy ra sự kiện làm phát sinh các hậu quả pháp lý trên”.
Theo khoản 1 Điều 766 Bộ luật dân sự của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Như vậy, quyền sở hữu và các quyền tài sản sẽ do luật nơi có tài sản điều chỉnh, bất luận đối tượng của quyền sở hữu là động sản hay bất động sản.
Trong khoa học tư pháp quốc tế, một nguyên tắc chung được áp dụng phổ biến là: Nếu quyền sở hữu đối với tài sản là động sản được phát sinh trên cơ sở pháp luật của nước này nhưng khi tài sản đó được dịch chuyển sang nước khác thì quyền sở hữu của sở hữu chủ vẫn được pháp luật nước kia bảo hộ. Tuy nhiên, phạm vi và nội dung của quyền sở hữu đối với tài sản này – theo quy định của đa số pháp luật các nước – phải do pháp luật của nước nơi đang có tài sản điều chỉnh. Ví dụ: Một cá nhân đã thủ đắc quyền sở hữu đối với một động sản ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nhưng nếu người này mang tài sản đó vào Việt Nam một cách hợp pháp thì quyền sở hữu của cá nhân đó vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Tuy vậy, phạm vi, nội dung của quyền sở hữu đối với động sản đó phải được xác định theo pháp luật Việt Nam – pháp luật nơi có tài sản (Lex rei sitae).
4. Pháp luật nước nơi có tài sản
Pháp luật nước nơi có tài sản giữ vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển (rei in transitu) – tài sản quá cảnh qua nhiều quốc gia. Việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản (hàng hoá) đang ưên đường vận chuyển (quá cảnh qua nhiều lãnh thổ quốc gia) là m ột vấn đề rất phức tạp đã và đang được tư pháp quốc tế của các nước quan tâm giải quyết.
Theo pháp luật các nước hiện nay, quyền sở hữu cũng như các quyền tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển (res in transitu) sẽ được điều chỉnh bời một trong các hệ thống pháp luật hiện sau đây:
a. Pháp luật nước nơi gửi tài sản đi (Legi loci expeditionis);
b. Pháp luật nước nơi nhận tài sản (Legi loci destinationis);
c. Pháp luật nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch (trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng tàu biển hoặc máy bay);
d. Pháp luật của nước nơi có trụ sở của toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Legi fori);
e. Pháp luật của nước nơi hiện đang có tài sản (Legi rei sitae);
f. Pháp luật của nước do các bèn lựa chọn (Legi voluntatis) – hoặc pháp luật của nước nơi gửi tài sản đi hoặc là pháp luật của nước nơi nhận hoặc là pháp luật của nước nơi hiện đang có tài sản V.V..
Theo khoản 2 Điều 766 Bộ luật dân sự Việt Nam thì quvền sở hữu “đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến ’ nếu như hai bèn không có sự thỏa thuận khác.
Như vậy. pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến hoặc hệ thuộc luật lựa chọn (lex vulontatis).
Để xác định quyền sờ hữu đối với tài sản trên đường vận chuyển (res in transitu), cần thiết phải hiểu đúng khái niệm “transit” (quá cảnh). Thuật ngữ quá cảnh thông thường được hiểu là việc vận chuyển tài sản (hàng hoá) hoặc hành khách đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước nào đó để đến nước thứ ba hoặc ít nhất phải đi qua vùng biển quốc tế. Như vậy, việc vận chuyển tài sản (hàng hoá) từ lãnh thổ quốc gia này, sang lãnh thổ quốc gia kia có cùng chung đường biên giới quốc gia sẽ không được coi là quá cảnh.
Để bảo hộ quyền lợi của người thủ đắc trung thực (người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình) trước yêu cầu đòi lại tài sản từ phía sở hữu chủ của chúng, pháp luật của các nước thường áp dụng pháp luật của nước hiện đang có tài sản hoặc pháp luật của nước nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc.
Theo pháp luật Việt Nam khoản 1 Điều 766 Bộ luật dân sự) có thể áp dụng pháp luật của nước nơi đang có tài sản tranh chấp (lex rei sitae) để bảo hộ người thủ đắc trung thực. Nếu tài sản đã được thủ đắc một cách trung thực ở nước ngoải, nhưng ở đó quyền lợi của người thủ đắc trung thực không được bảo hộ thì pháp luật của Pháp có thể được áp dụng chỉ sau khi tài sản đó đã được chuyển dịch lãnh thổ nước Pháp. Pháp luật Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà liên bang Nga áp dụng nguyên tắc pháp luật của nước nơi có tài sản để bảo hộ người thủ đắc trung thực.
5. Các phạm trù “động sản” và “bất động sản”
không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới. Do đó, thường phát sinh xung đột pháp luật về đinh danh tài sản. Việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tô’ nước ngoài.
Bởi vậy, pháp luật của đa số cấc nước dựa trên các đạo luật trong nước và các điều ước quốc tế (các hiệp định hợp tác tư pháp) thường ghi nhận nguyên tắc áp dụng pháp luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh. Khoản 3 Điều 766 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định:
“Việc phán biệt tài sàn là động sàn hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh đã được ghi nhận trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hoà dàn chủ Đức (cũ) với Liên xô (cũ) (khoản 3 Điều 35), với Tiệp Khắc (cũ) (khoản 3 Điều 35) với Cu Ba (khoản 3 Điều 34), với Hunggari (khoản 3 Điều 43), với Bungari (khoản 3 Điều 33).
6. Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản giữa vai trò trọng yếu trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tô’ nước ngoài. Tuy nhiên, trong Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật hàng hải năm 2005 của Việt Nam và thế giới, nguyên tác pháp luật nơi có tài sản dường như không được áp dụng. Ví dụ:
Khoản 1 Điều 4 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: “Plìáp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay dược áp dụng đối với quan hệ x ã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng đ ể xác định các quyền đối với tàu bay”
– Điều 10 Luật hàng không dân dụng của Ba Lan nãm 1962 quy định: “Các quyền sỏ hữu đối với tàu bay cũng như đối với tài sản trên tàu bay được điều chỉnh bởi pliáp luật của nước nơi tàu bay đăng ký” (lex libri sitae).
– Điều 7 Bộ luật hàng hải Ba Lan ghi nhận: “Quyền sở hữu đối với tài sản toàn tàu biển sẽ do pháp luật của nước mà tàu mang c ă ‘ (lex banderae). Như vậy, đối với các quan hộ sở hữu và các quan hệ tài sản trong lĩnh vực hàng không dân đụng và hàng hải quốc tế, hệ thuộc pháp luật của nước nơi có tài sản (lex rei sitae) không được áp dụng mà chủ yếu là áp đụng các hệ thuộc luật quốc kỳ (lex banđerae) hoặc hệ thuộc luật nơi đăng ký (lex libri) hoặc hệ thuộc luật nơi ký hợp đồng (lex loci contractus). Hệ thuộc pháp luật của nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực như:
– Các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ;
– Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể;
– Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài;
– Các quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo luật về quốc hữu hoá.
Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)