1.Có được khai quật tử thi lên để khám nghiệm ?
>>Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Căn cứ theo khoản 4 điều 202 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khai quật tử thi lên để khám nghiệm như sau :
Điều 202. Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.
2. Cán bộ điều tra có được chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi ?
>> Xem thêm: Hối lộ là gì? Khái niệm hối lộ được hiểu như thế nào ?
Thưa Luật sư của LVN Group, em tôi có bị chết trong một vụ hiếp dâm tập thể nay công an có làm khám nghiệm tử thi và chụp ảnh . Vậy xin Luật sư của LVN Group cho hỏi quy định về tội hiếp dâm như thế nào ( em tôi đã trên 18 tuổi ) và có được chụp ảnh thi thể em tôi khi khám nghiệm tư thi ?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Câu hỏi của bạn được đội ngũ luât sư của chúng tôi biên tập và trả lời bạn như sau :
Thứ nhất, Pháp luật quy định về tội hiếp dâm. căn cứ theo điều 141 bộ luật hihf sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, Căn cứ theo khoản 3 điều 202 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khi hám nghiệm tử thi
Điều 202. Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.
3. Người chứng kiến có được tham gia hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi không
>> Xem thêm: Quy định về tố cáo hành vi tham nhũng và hướng dẫn viết đơn tố cáo tham nhũng ?
Theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về khám nghiệm hiện trường như sau:
Điều 201. Khám nghiệm hiện trường
….. 2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm….
Ngoài ra, theo quy định tại điều 202 Bộ luật tố tụng Hình sự, khi tiến hành khám nghiệm tử thi sẽ phải có người chứng kiến. Nói cách khác, người chứng kiến cũng là người có mặt trong hoạt động khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường.
Theo quy định trên, người chứng kiến không phải là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án nhưng sẽ là người tham dự, chứng kiến và xác nhận hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trong một số trường hợp, có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Tuy nhiên, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia khám nghiệm nghiệm hiện trường thường không được tham gia khám nghiệm hiện trường với tư cách người chứng kiến mặc dù luật không cấm; bởi tính khách quan trong quá trình tố tụng, giải quyết vụ án.
4. Quy trình pháp y khám nghiệm tử thi gồm 21 bước từ khi thi thể được đưa đến nhà xác.
>> Xem thêm: Dấu hiệu định tội là gì ? Khái niệm về dấu hiệu định tội ?
Dưới đây là 21 bước khám nghiệm tử thi do nhà báo, tiểu thuyết gia, nhà thơ kiêm nhà biên kịch Stephen Spignesi tiết lộ:
1. Thi thể sẽ được đưa đến nhà xác để tiến hành các bước khám nghiệm đầu tiên.
2. Xác nhận danh tính của thi thể cùng với một số nhận dạng. Thi thể sẽ được cấp một chiếc thẻ ở ngón chân với tất cả những thông tin thu thập được.
3. Chụp ảnh tử thi từ đầu đến chân, trước và sau trong tình trạng nguyên vẹn khi được tìm thấy.
4. Tiếp tục chụp ảnh thi thể từ đầu đến chân, trước ra sau trong tình trạng khỏa thân.
5. Thi thể được đem đi cân đo, trọng lượng và số liệu sẽ được ghi lại. Bên cạnh đó, thi thể cũng được chụp thêm cả X-quang.
6. Lấy dấu vân tay. Trong trường hợp bàn tay hoặc ngón tay bị thiếu sẽ được ghi chú lại.
7. Quần áo của người quá cố mặc khi đến nhà xác sẽ được kiểm định. Các mẫu sợi từ quần áo được lấy để đem đi nghiên cứu, vết bẩn trên quần áo cũng được ghi lại và kiểm tra.
8. Các dấu hiệu như nốt ruồi, vết thương, hình xăm, vết sẹo (bao gồm sẹo phẫu thuật) và các dị thường cơ thể khác được ghi nhận và kiểm tra.
9. Móng tay, móng chân, da và tóc của thi thể được kiểm tra. Da trên cánh tay và chân được kiểm tra cẩn thận để đánh dấu ống tiêm.
10. Khi khám nghiệm tử thi nữ, bộ phận sinh dục ngoài sẽ được kiểm tra kĩ để xác định xem có hay không một vụ hiếp dâm hoặc tấn công tình dục trước hoặc sau cái chết.
11. Dịch cơ thể (máu, nước tiểu, v.v.) được trích ra khỏi cơ thể và đem đi xét nghiệm toàn diện.
12. Nhân viên pháp y sẽ tạo ra một vết rạch lớn, dài toàn thân, mở ra toàn bộ mặt trước của cơ thể. Đường rạch này bắt đầu ở vai xuống ngực, sau đó nối đến xương mu. Đây là bước ấn tượng nhất trong khám nghiệm tử thi pháp lý và hầu hết những ai chưa chứng kiến sẽ đều choáng váng. Thông thường, các vết mổ cho dù nhỏ hay lớn sẽ luôn gọn gàng và tương đối sạch sẽ. Nhưng một vết mổ khám nghiệm tử thi thì không cần phải gọn gàng, cũng không cần quan tâm đến chuyện máu chảy quá nhiều. Thi thể được cắt sâu là một lời nhắc nhở hiệu quả rằng nạn nhân thực tế là đã chết.
13. Đầu tiên, các cơ quan khoang bụng trên như phổi, tim, thực quản và khí quản sẽ được lấy ra. Tiếp theo là đến các cơ quan bụng dưới, bao gồm gan, lá lách, thận, tuyến thượng thận, dạ dày và ruột. Từng bộ phận sẽ được đem đi kiểm tra.
14. Bộ phận sinh dục bên trong của cả nam và nữ được kiểm tra. Trong trường hợp của nữ giới, tử cung và âm đạo được nghiên cứu cẩn thận để tìm kiếm các dấu hiệu mang thai, hiếp dâm hoặc một số hình thức tấn công tình dục.
15. Các cơ quan của vùng chậu bao gồm bàng quang, tử cung và buồng trứng sẽ được lấy ra. Các mẫu của từng cơ quan sẽ được lấy và đem đi phân tích.
16. Khi nguyên nhân tử vong là do đuối nước hoặc nghi ngờ ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều, dạ dày sẽ được lấy ra và đem đi kiểm tra, phân tích cẩn thận. Tất cả các phát hiện được ghi lại.
17. Các vết thương do đạn sẽ được ghi chép lại. Số lượng vết thương cũng như hướng của viên đạn sẽ được ghi nhận. Tất cả các viên đạn sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và đặt trong túi nhựa. Các viên đạn sau đó được kiểm tra và ghi lại làm bằng chứng.
18. Khám nghiệm phần đầu của thi thể sẽ bắt đầu bằng một vết rạch sâu được thực hiện ở da đầu. Vết cắt sẽ bắt đầu sau tai, đi qua đỉnh đầu và kết thúc ở phía sau tai còn lại. Da đầu sẽ được nắm chặt và kéo về phía trước để lộ ra hộp sọ. Các nhân viên pháp y sẽ sử dụng cưa điện để cắt một phần hộp sọ, sau đó sẽ đem đi cân đo và kiểm tra.
19. Sau khi tiến hành các giám định, nhân viên pháp y sẽ trả lại các bộ phận nội tạng về lại cơ thể.
20. Kết quả khám nghiệm tử thi sẽ được hoàn chỉnh với nguyên nhân cái chết cùng với tất cả các báo cáo và hình ảnh được chuyển đến các cơ quan pháp lý. Kết quả này sẽ trở thành một phần của kho dữ liệu và được sử dụng làm bằng chứng trước tòa án khi cần thiết. Thư mục chứa tất cả các thông tin chi tiết này được gọi là hồ sơ vụ án.
21. Giấy chứng tử sẽ được ghi nhận cùng nguyên nhân cái chết.
5. Khi nào được khám nghiệm tử thi
>> Xem thêm: Quy định về tố cáo hành vi tham nhũng và hướng dẫn viết đơn tố cáo tham nhũng ?
Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện bởi cơ quan điều tra với sự tiến hành trực tiếp của giám định viên pháp y và được thực hiện dưới sự giám sát của Viện kiểm sát cùng sự làm chứng của những người liên quan. Khám nghiệm tử thi được quy định tại điều 202 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 202. Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến. Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.
Căn cứ theo quy định trên ta thấy, việc khám nghiệm tử thi (trong đó bao gồm mổ tử thi) được điều tra thực hiện trong quá trình điều tra khi xét thấy cần thiết để tìm ra thủ phạm. Quá trình khám nghiệm tử thi phải giám định viên pháp y tiến hành theo chỉ đạo của Điều tra viên và phải có sự giám sát của Kiểm sát viên, sau khi kết thúc quá trình khám nghiệm tử thi phải lập thành biên bản. Như vậy, không có quy định nào bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải xin ý kiến của người nhà nạn nhân trước khi thực hiện việc khám nghiệm. Chỉ trong trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Định tội danh đối với hành tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm 2015”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập