1. Khái niệm khám xét người là gì ?
Khám người là tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án do Điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định có trong người đối tượng bị khám. Khám người là biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân nên pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ.
Như vậy, khám người là việc tiến hành tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo, kể cả phương tiện đi lại của họ nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Xem thêm: Quy định mới về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật hình sự ?
2. Quy định mới nhất về việc khám người ?
Người bị khám có thể là bị can; người bị bắt trong các trường hợp: khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang; người đang bị truy nã hoặc người có mặt tại nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ. Trình tự thủ tục khám người được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Khám xét người thường được tiến hành theo hai bước: Khám xét sơ bộ và khám xét chi tiết.
Khám xét sơ bộ được tiến hành ngay sau khi bắt đối tượng nhằm mục đích tước vũ khí, chất độc và thu giữ vật chứng dễ tìm. Khi khám xét đối tượng bị bắt, cần kiểm tra ở khu vực xưng quanh, đề phòng trường hợp đối tượng tẩu tán vũ khí, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án ra những nơi đó. Chỉ khi nào có căn cứ để khẳng định chắc chắn người bị bắt đã bị tước hết vũ khí, chất độc mới giải về nơi giam giữ.
Khám xét chi tiết phải được tiến hành ở nơi kín đáo như trụ sở cơ quan điều tra, một căn phòng, ngôi nhà nào đó và không để những người không có ttách nhiệm có mặt tại nơi này nhằm bảo đàm an toàn cho cuộc khám xét, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến” .
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bố trí sổ lượng cán bộ khám xét cho phù hợp. Thông thường, khi khám xét một đối tượng thì một người trực tiếp khám xét và một người bảo vệ. Khi cần khám xét nhiều đối tượng thì số lượng cán bộ trực tiếp khám xét và bảo vệ cuộc khám xét cần ở mức độ đủ để hoạt động khám xét được tiến hành an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Khi khám xét đối tượng nguy hiểm cần có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, đề phòng đối tượng chạy trốn, hành hung, tấn công lại cán bộ khám xét.
Khám người được tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Khi khám xét phải yêu cầu đối tượng đứng im, không được động đậy, không được bỏ tay vào túi quần, để mọi đồ vật, tài liệu có ở trong người lên mặt bàn.
Có thể yêu cầu đối tượng cởi hết quần, áo đang mặc, giày, dép đang đi để đưa cho cán bộ khám xét. Trong trường hợp này, cần đưa cho họ một bộ quần áo khác hoặc một mảnh vải để che người, cần khám kỹ ở những nơi có hai lần vải hoặc dưới đế giày, dép, đề phòng trường hợp đối tượng sử dụng những nơi đó làm nơi cất giấu những đồ vật, tài liệu có kích thước nhỏ như tiền, vàng, chất độc, giấy tờ, tài liệu …
Khi đối tượng đã cởi hết quần áo thì bắt đầu khám thân thể của họ. Cần khám kỹ ở những nơi kín đáo trên cơ thể, trong các lỗ tự nhiên.
Đối với những đồ vật mang theo người như va ly, ví, cặp, hòm… và những phương tiện đi lại cũng cần được xem xét ti mỉ. Chú ý khám cả trong và ngoài, đề phòng trường hợp đối tượng sử dụng va ly, hòm hai đáy; cặp, túi hai thành…
Khi khám xét người phải tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị khám. Không được có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức khi khám xét. Xem thêm: Trường hợp nào thì công an được khám xét nhà ở của công dân ?
3. Quy định về khám xét chỗ ở, địa điểm
3.1. Khám xét chỗ ở
Chỗ ở là nơi một người hay một hộ sử dụng làm nơi cư trú như nhà riêng, căn hộ của Nhà nước, tập thể cho thuê để ở; buồng trọ, phòng ttọ của khách sạn đã được tư nhân thuê để ở; các phương tiện giao thông như tàu, thuyền… của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở, được giao để ở. Chỗ ở còn bao gồm cả những vùng phụ cận như vườn, đất đai, các công trình vệ sinh.
Khám xét chỗ ở là việc tìm tòi, lục soát toàn bộ chỗ ở, đồ vật có trong phạm vi khu vực chỗ ở và những vùng phụ cận của nó.
Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở được quy định tại các điều 192, 193, 195 Bộ luật tố tụng hình sự.
Sau khi đột nhập vào chỗ ở và tiến hành các thủ tục cần thiết, lực lượng tiến hành khám xét phải triển khai phương án bảo vệ an toàn cho cuộc khám xét và quan sát sơ bộ khu vực cần khám xét để xác định phương pháp và trình tự khám xét phù hợp.
Khi khám xét chỗ ở, cần phải tiến hành tìm tòi, lục soát liên tục từ đầu đến cuối một khu vực hay một đồ vật nhằm tránh bỏ sót khu vực hay đồ vật nào đó có tại chô ở. Việc vận động khi khám xét cũng phải theo một trình tự nhất định: Từ trái sang phải hay theo chiều kim đồng hồ, theo trình tự xoáy ốc…
Thường khám trong nhà trước, khám xét từ vật này sang vật khác, sau đó đến giữa nhà, tường nhà rồi khám ra ngoài sân, vườn và các nơi khác của chỗ ở.
Để đảm bảo cho cuộc khám xét được tiến hành thuận lợi và ngăn ngừa khả năng đối tượng tiêu hủy vật chứng của vụ án cũng như thông báo, đánh động cho các đối tượng khác, điều tra viên cần tập trung những người có mặt tại nơi khám xét tập trung lại một chỗ, giám sát chặt chẽ họ, không để họ tự ý đỉ lại, nói chuyện, gọi điện thoại … Những người có mặt tại nơi khám xét cần được kiểm tra, xác định họ tên, địa chỉ, quan hệ với đương sự… Nếu phát hiện được người có tên trong lệnh truy nã thì phải tiến hành bắt họ. Những người có mặt tại nơi khám xét có thể bị giữ đến khi kết thúc hoạt động này. Nếu khi đang khám xét mà có người lạ mặt đến thì cần kiểm tra giấy tờ tùy thân của họ, yêu cầu họ giải thích nguyên nhân xuất hiện tại nơi khám xét. Khi thấy cần, có thể giữ họ lại cho đến khi kết thúc khám xét. Nguyên tắc này không áp dụng đối với những người xuất hiện ở nơi khám xét vì thực hiện công vụ của mình (bác sĩ, người đưa thư, những người có chức vụ…).
Điều tra viên cần chú ý theo dõi thái độ của người bị khám xét. Dựa vào biểu hiện thái độ của họ, có thể nhận định, phán đoán được nơi cất giấu đồ vật, tài liệu cần phát hiện, thu giữ và phải tập trung khám xét.
Khi khám xét tường, nền, ưần nhà, cần chú ý những dấu vết lạ hoặc mới xuất hiện. Những nơi đó có thể được thủ phạm sử dụng làm nơi cất giấu đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Khi xem xét các vật bằng gỗ treo trên tường thì tháo gỡ khỏi tượng để mở ra hoặc dùng các phương tiện khác để thăm dò, xem xét.
Khi khám tủ sách, tủ làm việc phải xem xét tỉ mỉ từng ngăn, từng buồng theo một ữật tự thống nhất và xem xét từng trang, từng quyển sách. Đối với các đồ dùng, phương tiện trong nhà như tủ lạnh, vô tuyến, đài, máy giặt, bếp điện… cũng cần được xem xét, nghiên cứu thận trọng, đặc biệt chú ý xem xét dấu niêm phong kỹ thuật của các đồ dùng, phương tiện đó.
Khi khám xét khu vực xung quanh chỗ ở như sân, vườn, cây cối… phải chú ý quan sát để phân chia khu vực theo địa hình tự nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám xét. Đặc biệt, cần sử dụng các phương tiện kỹ thuật như máy dò kim loại, máy tìm xác chết, máy dò vàng, gậy sắt để kiểm tra thận trọng từng gốc cây, giếng nước, cống rãnh, những đống nguyên vật liệu xây dựng, đổng phân, đống cỏ … Ngoài ra, cũng cần xem xét kỹ lưỡng những vật bình thường khác như khúc gỗ, lốp xe đạp, xe máy, vỏ đồ hộp, chai lọ… có ở nơi khám xét.
Khi tiến hành khám xét không được gây thiệt hại về tài sản của đương sự một cách không cần thiết. Đồng thời, cần tôn trọng phong tục tập quán của gia đình và địa phương nhất là khi khám xét bàn thờ tồ tiên, bàn thờ Chúa…
Khi phát hiện được tài liệu, vật chứng, phải cho những người tham gia, người chứng kiến, đại diện chủ nhà thấy. Chỉ cho họ thấy là đã phát hiện được tài liệu, vật chứng gì, ở đâu. Nếu tài liệu vật chứng có thể viết vào đó được thì phải ghi rõ ngày, giờ, nơi phát hiện và yêu cầu đương sự ký vào đó. Đối với những tài liệu vật chứng quan trọng thì có thể chụp ảnh tại nơi thu được cùng với đương sự.
Sau khi khám xét xong, phải sắp xếp lại đồ đạc trong nhà như cũ, không được vất bừa bãi. Các đồ vật, tài liệu thu giữ phải lập biên bản theo đúng quy định của Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự.
3.2. Khám xét địa điểm
Địa điểm là những khu vực nằm ngoài chỗ ở thuộc quyền quản lý của đối tượng khám xét. Trên những khu đất thuộc quyền quản lý của cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã thì chỉ xem xét hoặc tổ chức những biện pháp truy tìm phù hợp. Chiến thuật khám xét địa điểm cũng tương tự như khám xét chỗ ở nhưng cần chú ý một số điểm sau:
Trước khi khám xét địa điểm, phải xác định chính xác phạm vi, diện tích của địa điểm cần khám xét. Trên cơ sở đó chia diện tích của địa điểm cần khám xét thành những ô, khoảnh theo các đường ranh giới tự nhiên hay theo những cọc tiêu và những đồ vật để khám xét theo thứ tự cho khỏi bỏ sót. Trong khi lục soát cần chú ý những nơi có thể cất giấu tài liệu, đồ vật cần tìm như trong thân cây, bụi cây, khóm hoa, trong ghế ngồi, hổ phân, đống cỏ, dưới đất, dưới lòng sông, ao, hồ… Cần chú ý những dấu vết lạ xuất hiện ừên địa điểm cần khám xét như dấu vết đào bới, màu sắc của cây cỏ trên địa điểm đó.
Nếu nơi cất giấu vật chứng, xác chết hoặc các phần của nó… do đối tượng khai ra thì có thể cho đối tượng đi theo để chỉ dẫn nhưng phải có kế hoạch đề phòng đối tượng chạy trốn.
Trong quá trình khám xét, nếụ phát hiện thấy tài liệu, vật chứng thì phải cho mọi người biết và chụp ảnh như khi khám xét chỗ ở.
Việc lập biên bản, thu giữ, bảo quản, niêm phong đồ vật, tài liệu… liên quan đến vụ án được tiến hành tương tự như khi khám xét chỗ ở.
4. Căn cứ tiến hành hoạt động khám xét hiện nay là gì ?
Căn cứ khám xét theo Điều 192, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
Khám xét là một ưong những biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự tác động đến các quyền con người, quyền của công dân nên chỉ được khám xét khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định.
Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định ưong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Những căn cứ này có thể xác định bằng những nguồn tin do quần chúng cung cấp, do người thực hiện tội phạm khai hoặc do cơ quan điều tra phát hiện và phải được kiểm ưa kĩ trước khi ra lệnh khám xét. Nếu chỉ là sự nghi ngờ thì không được khám xét.
Việc khám xét chỗ ở, địa điểm, nơi làm việc, phương tiện của một người có thể tiến hành trong trường hợp cần phát hiện người đang bị truy nã ẩn nấp, giải cứu nạn nhân.
Việc khám thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có thể được tiến hành khi cần phải thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
5. Lịch sử hình thành chế định khám người
Luật 103-SL/L.005 ngày 20.5.1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân đã quy định căn cứ, thẩm quyền và thủ tục bắt người. Thực tiễn áp dụng văn bản pháp luật này là cơ sở để xây dựng các quy định về khám người trong Bộ luật tố tụng hình sự. Việc khám người chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Những người bị khám có thể là bị can, bị cáo, người bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc người có mặt tại nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng họ giấu trong người đồ vật cần thu giữ. Chỉ những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét mới có quyền ra lệnh khám người (Xem thêm khái niệm: Khám xét là gì).
Khi bắt đầu khám người, Điều tra viên phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ; yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì mới tiến hành khám.
Việc khám người thường được tiến hành theo hai bước: khám xét sơ bộ và khám xét chi tiết.
+ Khám xét sơ bộ được tiến hành ngay sau khi bắt nhằm tước vũ khí của người bị bắt.
+ Khám xét chi tiết đừng tự hành ở nơi kín đáo. Khi khám người phải theo tục nam khám nam, nữ khám nữ và phải, có người cùng giới chứng kiến. Người tiến hành km phải tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tài sản sản của người bị khám xét.
Lưu ý: Trong trường hợp bắt người hoặc khi có thể khẳng định người có mặt tại nơi khám xét trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ thì có thả thể thả ngườikhám người mà không cần phải có lệnh.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)