1- Phát hiện hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trên đường phố, chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ đã ra quyết định: Cảnh cáo người vi phạm; buộc người có hành vi vi phạm nộp phạt ngay taị chỗ 300.000đ. Hãy bình luận về quyết định xử phạt trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông?
2- Hải quan sân bay Nội Bài thành phố Hà nội đã phát hiện và tạm giữ lô hàng trị giá 50.000.000 đồng của Phạm Thị H (Là tiếp viên của hãng hàng không VA) do khai báo không đầy đủ trên tờ khai hải quan nhằm trốn thuế. Sau 10 ngày tạm giữ hàng hóa, Chi cục trưởng Chi cục hải quan sân bay Nội Bài đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính của bà H, quyết định này đã áp dụng hình thức phạt tiền 10.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ lô hàng đã bị tạm giữ nêu trên. Bà H cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng chi cục hải quan sân bay Nội Bài là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, bà H có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
Nêu rõ căn cứ pháp lý cho câu trả lời của cháu. Cháu mong các được chỉ giúp. Cháu cám ơn các nhiều.
>> Luật sư tư vấn xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Luật khiếu nại năm 2011.
2. Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu nộp phạt tại chỗ không ?
Quy định về quyết định xử phạt trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông:
Vì bạn không nêu rõ hành vi vi phạm giao thông đường bộ cụ thể nên chúng tôi không thể xác định người bị xử phạt đã thực hiện hành vi vi phạm nào.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Tuy nhiên, theo như thông tin mà bạn cung cấp thì khi phát hiện ra hành vi vi phạm giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đã tiến hành ra quyết định phạt cảnh cáo và buộc người có hành vi vi phạm nộp phạt tại chỗ số tiền là 300.000 đồng là vi phạm quy định của pháp luật.
3. Quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính ?
Vậy, Bà H có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
Trong trường hợp nêu trên, nếu bà H cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng chi cục hải quan sân bay Nội Bài là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì bà H có quyền làm đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. Cụ thể:
Theo quy định tại Luật khiếu nại 2011 thì khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3.1 Thời hiện khiếu nại quyết định hành chính
Theo quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại 2011 thì:
“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Như vậy, bà H phải làm đơn khiếu nại trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt hành vi vi phạm.
3.2 Hình thức khiếu nại quyết định hành chính
Điều 8 Luật khiếu nại 2011 có quy định về hình thức khiếu nại thì việc khiếu nại có thể thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
-Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 2011.
3.3 Thẩm quyền và trình tự giải quyết khiếu nại hành chính
Theo quy định tại Luật khiếu nại 2011 thì :
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại sẽ khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!