Nội dung tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật giao thông đường bộ năm 2008
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Một số lỗi thường gặp khi tham gia giao thông mà chủ xe cần lưu ý
1. Xử phạt lỗi không mang Giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ có quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe; thông thường là 150.000 đồng.
2. Xử phạt lỗi không có giấy đăng ký xe
Căn cứ tại Điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
a.Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định”.
Đồng thời, điểm g Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
1.Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
g) Khoản 2 Điều 17″
Như vậy, bạn điều khiển xe máy không có Giấy đăng ký xe bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Thông thường là 350.000 đồng
3. Xử phạt lỗi chở theo người không đội mũ bảo hiểm
Căn cứ Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”
Như vậy , người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng khi vi phạm 01 trong các lỗi liên quan đến đội mũ bảo hiểm như sau:
– Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
–>Mức phạt khi chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thông thường là 250.000 đồng
4. Lỗi điều khiển xe máy chở theo ba người ngồi sau
Tại Điểm b Khoản 4 và điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp này mức xử phạt khi bạn điều khiển xe máy chở theo ba người ngồi sau xe sẽ là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
5. Xử phạt về Giấy chứng nhận trách nhiệm bảo hiểm dân sự
Tại Điểm a_Khoản 2_Điều 21_Nghị định 100/2019 có quy định xử phạt như sau:
” 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau dây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
…”
Trong trường hợp bạn không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, thông thường là 150.000 đồng
Khuyến cáo: Bài viết được Luật gia, Luật sư của Công ty Luật LVN Group thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật trong cộng đồng, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
6. Xử phạt vi phạm về hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn:
Hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ chưa gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng của con người hoặc thiệt hại nghiêm trọng về tài sản có giá trị thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Nếu phương tiện là xe ô tô thì với lỗi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 5: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Nếu phương tiện là xe gắn máy thì với lỗi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật LVN Group để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group