Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là: Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng: Đây là hành vĩ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như cố tình không chịu góp tiền, tài sản để cấp dưỡng…Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng: Là hành vi tìm mọi cách lảng …
1. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như thế nào?
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡngNgười nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đổi với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chổi hoặc tron tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lãm vào tĩnh trạng nguy hiểm đến tỉnh mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về một trong các hành vi quy định tại Điểu này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Điều luật quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đòi hỏi phải là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật hôn nhân và gia đình và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này (trong trường hợp nhất định) còn đòi hỏi là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi được liệt kê tại điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
2.2 Dẩu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là:
+ Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng: Đây là hành vĩ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như cố tình không chịu góp tiền, tài sản để cấp dưỡng…
+ Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng: Là hành vi tìm mọi cách lảng tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật, biểu hiện bằng việc bỏ đi nơi khác và cố ý giấu địa chỉ hoặc cố tình dây dưa không chịu thực hiện việc cấp dưỡng…
Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi dưới dạng không hành động. Do vậy, điều luật đòi hỏi:
+ Chủ thể là người có “nghĩa vụ cấp dưỡng” theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và
+ Chủ thể phải có “khả năng thực tế” để thực hiện việc cấp dưỡng.
Dấu hiệu “nghĩa vụ cấp dưỡng” ở đây được hiểu là “nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình .. .”.
Theo quy định tại các điều từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được đặt ra giữa:
+ Cha, mẹ và con;
+ Anh, chị, em với nhau;
+ Ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;
+ Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
+ Vợ và chồng khi ly hôn.
Dấu hiệu “khả năng thực tế” ở đây được hiểu là khả năng có thực về kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể biết mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ này.
– Dấu hiệu phân biệt giữa hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị coi là tội phạm với hành vi từ chói hoặc trôn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng .chỉ bị coi là vi phạm
Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cấu thành tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng khi thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau:
+ Thứ nhất, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe: Đây là trường hợp do không nhận được sự cấp dưỡng của người phạm tội nên ngưởi được cấp dưỡng lâm vào tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc chữa bệnh V.V.. nên sức khỏe và có thể cả tính mạng bị đe dọa.
+ Thứ hai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn vi phạm.
Nếu hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thuộc trường họp thứ nhất, thì hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó, “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” được coi là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm.
Ngoài ra, điều luật còn quy định, hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi phạm tội của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng khi không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 380 BLHS. Đây là trường họp đã có bản án hoặc quyết định của toà án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà người này vẫn không chấp hành tuy có điều kiện chấp hành mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết. Khi đó, hành vi không cấu thành tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà cấu thành tội không chấp hành án (Điều 380 BLHS).
Điều luật quy định khung hình phạt là: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
3. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định như thế nào?
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 187 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại1. Người nào tể chức mang thai hộ vĩ mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Đổi với 02 người trở lên;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại?
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại; khoản 2 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thê của tội phạm
Chủ thể của tội tổ chức mang thai hộ được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định là hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Trước hết, cần hiểu mang thai hộ là việc người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Người phụ nữ mang thai hộ có thể để được hưởng lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác. Trường hợp mang thai hộ mà có hưởng lợi như vậy còn được gọi là mang thai hộ vì mục đích thương mại.(347) Mang thai hộ với mục đích như vậy là một trong những hành vi bị cấm theo Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Mục đích thương mại ở đây được hiểu là mục đích thương mại của người phụ nữ mang thai hộ – họ mang thai cho người khác vì/để được trả công, vì/để được hưởng lợi ích nhất định. Mục đích thương mại cũng có nghĩa sự thỏa thuận giữa người mang thai hộ và người được người khác mang thai hộ có tính thương mại, có tính thị trường.
Từ đó, hành vi tổ chức mang thai hộ có tính thương mại được hiểu “làm những gì cần thiết để tiến hành…” việc mang thai hộ (vì mục đích thương mại). Đó là hành vi sắp xếp, điều hành hoạt động mang thai hộ (vì mục đích thương mại) như tìm phụ nữ có thể mang thai cho người khác, kết nối họ với người cần được mang thai hộ, tiến hành các công việc để việc mang thai hộ được thực hiện ở cơ sở y tế V.V..
4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể biết việc mang thai hộ là có mục đích thương mại; biết hành vi mình thực hiện là hành vi tổ chức cho việc mang thai hộ có mục đích thương mại đó.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– (Phạm tội) đổi với 02 người trở lên: Đây là trường hợp phạm tội có nhiều người mang thai hộ vì mục đích thương mại. Họ có thể mang thai thay cho cùng một người hay nhiều người khác nhau.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể thực hiện nhiều hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cho cùng một người mang thai thay hay cho nhiều người khác nhau.
– Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: Đây là trường họp phạm tội mà chủ thể đã mượn danh của cơ quan hay tổ chức nhất định để có sự thuận lợi hơn khi thực hiện tội phạm.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường họp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group