1. Quy định chung về khu công nghệ cao
Trong khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ỏ.
Mục tiêu của việc thành lập khu công nghệ cao là nhằm góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu – phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước; tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm; tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu – phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao; góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Trong khu công nghệ cao thành lập các doanh nghiệp khu công nghệ cao là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động trong khu công nghệ cao, bao gồm doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao, công tỉ phát triển khu công nghệ cao và doanh nghiệp dịch vụ dân sinh.
2. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm và lãnh đạo sát sao đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ đã được thể hiện rõ ttong các vãn kiện như: Nghị quyết trung ương 2 khoá vin, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Kết luận của Hội nghị trung ương 6 khoá IX. Những quan điểm này cũng được thể chế hoá ttong các văn bản pháp luật của Nhà nước như: Hiến pháp năm 2013, Luật khoa học và công nghệ năm 2013 và những văn bản pháp luật khác về khoa học và công nghệ.
Điều 62 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai ữò then chốt ttong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 (được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
3. Tổ chức, Quản lý hợp tác quốc tế về khóa học và công nghệ
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là cách thức tốt nhất để Việt Nam thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” trong tiếp thu các thành tựu về khoa học và công nghệ ttên thế giới, thu hút nhân lực và đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, cũng như tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Việt Nam có dịp trao đổi và học tập kinh nghiệm. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương châm:
– Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo bướng đa dạng hoá đối tác và hình thức hợp tác; tranh thủ sự giúp đõ của các nước, các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyên quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.
– Thực hiện chính sách thu hút trí thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các chuyên gia giỏi của thế giới tham gia phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam. Tạo điều kiện để họ tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, giữ các chức vụ quàn lí khoa học và công nghệ, đảm bảo trong thời gian làm việc tại Việt Nam họ được hưởng các quyền, thực hiện nghĩa vụ như đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Việt Nam.
Giải quyết ttanh chấp, khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động quan trọng của Quản lý nhà nước, nó thể hiện vai trò trọng tài với các thiết chế phù hợp của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Thông qua giải quyết ttanh chấp, khiếu nại, tố cáo cơ quan có thẩm quyền có thể phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm của các cơ quan Quản lý, của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các ữanh chấp, khiếu nại, tố cáo cũng nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật có thể phát sinh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu ttách nhiệm hình sự. Trong phạm vi Quản lý hành chính, các chủ thể Quản lý có thẩm quyền xác định và xử lý các vi phạm hành chính ttong hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo Nghị định của Chính phù số 51/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính ưong hoạt động khoa học và công nghệ và chuyển giao công nghệ thì vi phạm hành chính ttong hoạt động khoa học và công nghệ là những hành vi của của cá nhân, tổ chức có lỗi vi phạm các quy định cùa pháp luật về Quản lý nhà nước frong hoạt động khoa học và công nghệ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phài bị xử phạt vi phạm hành chính.
Các hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gồm: Vi phạm quy định hoạt động của
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ thuộc về: Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; người có thẩm quyền trong các cơ quan công an, hải quan, thuế và thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi lĩnh vực Quản lý.
4, Quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bổ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, khi kết thúc phải được đánh giá nghiệm thu khách quan, chính xác thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành. Người giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thẩm quyền quyết định nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân tự tổ chức đánh giá, nghiệm thu. Nếu tổ chức, cá nhân không có khả năng tự tổ chức đánh giá, nghiệm thu thì có quyền đề nghị cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương xem xét đánh giá, nghiệm thu.
Kêt quà thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước có ảnh hường đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khoẻ con người phải được cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền thẩm định.
Đối với nhiệm vụ khoa học và cộng nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, bố trí kinh phí, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
– Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, nhất là thông tin về các kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí, các giống cây trồng, vật nuôi; các thông tin về sở hữu trí tuệ; các số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và về tiềm lực khoa học và công nghệ.
– Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin tới người sử dụng, chú trọng thông tin khoa học và cồng nghệ phục vụ doanh nghiệp, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
5, Các ưu đãi mà doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng:
– Doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế cụ thể theo quy định của Luật khoa học và công nghệ năm 2013
Các trường hợp sau đây được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
1. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
2. Thu nhập từ sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam; sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm;
3. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao;
4. Dịch vụ khoa học và công nghệ;
5. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
6. Kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học; khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
7. Chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
8. Các trường hợp khác được quy định tại các luật về thuế.
Doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng theo quy định của pháp luật về thuế cụ thể theo quy định của Luật khoa học và công nghệ năm 2013
Điều 65. Chính sách tín dụng đôi với hoạt động khoa học công
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ vay vốn trung và dài hạn để hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các quỹ khác của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ được ưu đãi về tín dụng theo điều lệ của quỹ nơi vay vốn.
3. Tổ chức, cá nhân vay vốn tại ngân hàng thương mại để đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt hoạt động triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm được Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư, dành tỷ lệ nhất định dư nợ tín dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Những chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm của Nhà nước và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đặc biệt dự án triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm có yêu cầu sử dụng vốn lớn, được ưu tiên xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo phương thức sau đây:
a) Tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Cho vay đối với dự án đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ hoặc cho vay có thu hồi đối với dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)