Luật sư tư vấn:

1. Vàng là gì?

Vàng là một thứ kim loại đặc biệt quý hiếm, có nhiều chức năng quan trọng như tài sản dự trữ, thanh toán, trang sức, nguyên liệu chế tạo. Vàng có ảnh hưỏng mạnh đến giá trị đồng tiền và trong một số thời kỳ lịch sử được coi như tiền.

Cùng với vàng, các kim loại quý khác và đá quý cũng được pháp luật có những quy định riêng. Đây cũng là những loại tài sản thuộc nhóm “kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác” được liệt kê phải kê khai trong phòng, chống tham nhũng (Điểm b khoản 1 Điều 35 về “Tài sản, thu nhập phải kê khai”, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

 

3. Kinh doanh vàng trên tài khoản là gì?

Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản (còn gọi là sàn vàng) là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng (Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng)

Kinh doanh vàng trên tài khoản thường mê hoặc nhà đầu tư bằng lợi nhuận hấp dẫn, đòn bẩy tài chính cao, trụ sở hoành tráng, trang thiết bị hiện đại, tổ chức hội thảo bài bản.

 

4. Pháp luật về kinh doanh vàng trên tài khoản

Trong các năm 2016 – 2017 một loạt cá nhân tổ chức kinh doanh sàn vàng đã bị khởi tố, điều tra hình sự như tại Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn – đầu tư Khải Thái, Công ty cổ phần đầu tư tài chính Hà Nội (HGI), Công ty cổ phần đầu tư VGX, Công ty cổ phần kinh doanh trang sức vàng quốc tế (IG), Công ty cổ phần Bất động sản, thương mại và vàng BBG Việt Nam (BBG).

Một trong những lý do quan trọng để xảy ra các vụ việc này là do pháp luật về loại hình đầu tư, kinh doanh sàn vàng thiếu rõ ràng. Vào giai đoạn này, sàn vàng chưa thuộc ngành nghề bị cấm hay đầu tư, kinh doanh có đỉều kiện theo Luật Đầu tư năm 2014. Các sàn vàng thì cho rằng họ cũng không kinh doanh vàng trên tài khoản mà chỉ kinh doanh hàng hóa trên tài khoản theo quy định về sàn giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó có hoặc không có vàng và ngoại tệ. Và họ chỉ làm dịch vụ theo đúng đăng ký kinh doanh hợp pháp, đó là việc nhân giao dịch theo ủy thác hoặc tư vấn tài chính để nhà đầu tư thực hiện giao dịch trên sàn. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của IG có ngành nghề môi giới và tư vấn đầu tư; của BBG thậm chí còn ghi rõ là “tư vấn đầu tư kinh doanh vàng”. Như vậy thì khó có thể coi việc tư vấn, môi giới cho khách hàng kinh doanh trên sàn vàng quốc tế là không hợp pháp.

Nhà đầu tư cũng có thể bị coi là có hành vi kinh doanh trái phép (trước năm 2017 có thể phạm tội kinh doanh trái phép) nếu kinh doanh trên sàn vàng trong nước. Trong khi, nếu nhà đầu tư tham gia đặt lệnh trên sàn vàng quốc tế thì lại không phải là hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, nếu liên quan đến việc giao dịch ngoại tệ thì phải thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối.

Năm 2006, pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Trong đó, điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng là có vốn tự có tối thiểu 100 tỷ đồng. Khi đó, tổ chức tín dụng phải duy trì trạng thái vàng tính theo giá vàng quy đổi trạng thái không vượt quá + 20% so với vốn tự có. Doanh nghiệp kinh doanh vàng duy trì trạng thái vàng tính theo giá vàng quy đổi trạng thái không vượt quá + 100% so với vốn tự có (Điều 3 về “Điều kiện kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài”; Điều 5 về “Giới hạn trạng thái vàng”, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài)

Từ năm 2010, đã “không tổ chức thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức” (Điều 3 về “Điều kiện kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài”; Điều 5 về “Giới hạn trạng thái vàng”, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN). Các tổ chức tín dụng đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài chậm nhất vào ngày 31/7/2010.

Từ năm 2012, kinh doanh vàng trên tài khoản không còn bị cấm, mà là hoạt động kinh doanh có điều kiện (Điều 1 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP). Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quy định cụ thể về điều kiện hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản. Trong khi đó lại có một quy định về phương án mua, bán vàng miếng trong đó có nội dung là “việc mua vàng, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài” (Điểm i khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-NHNN).

Từ năm 2014 – 2016, kinh doanh vàng trên tài khoản không thuộc 6 ngành, nghề đầu tư, kinh doanh bị cấm, cũng không nằm trong số 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (chỉ có ba ngành nghề liên quan đến vàng, đó là: kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014..

Từ năm 2017, kinh doanh vàng trên tài khoản thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật (Phụ lục 4, “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014; Ngành nghề thứ 243, Phụ lục 4 “Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”, ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014; khoản 1 Điều 1 về “Phạm vi điều chỉnh”, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP).

Pháp nhân, cá nhân nào tổ chức kinh doanh sàn vàng trực tiếp thì bị coi là bất hợp pháp. Nhưng khi họ tham gia với tư cách là nhà đầu tư “chơi” vàng trên tài khoản thì lại không rõ. Nhà đầu tư cũng có thể bị coi là có hành vi kinh doanh trái phép, nếu chơi trên sàn vàng trong nước. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư tham gia đặt lệnh trên sàn vàng quốc tế thì không biết có phải là hoạt động bất hợp pháp hay không. Và tất cả đều chưa có chế tài nào xử lý. Đến hết năm 2019, các nghị định như Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014, Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng về xử phạt hành chính cũng không quy định xử phạt đốivới các hoạt động giao dịch vàng trên tài khoản trái phép.

Do đó, khó có cơ sỏ pháp lý để xử lý đối với các hoạt động dịch vụ của sàn vàng và kinh doanh trên sàn của nhà đầu tư.

 

5. Tổng hợp quy định về vàng

Tổng hợp quy định của pháp luật về quản lý và hoạt động kinh doanh vàng (xếp theo thứ tự a, b, c) như sau:

TT

Tài sản, giao dịch vàng

Được

Không được

Quy định

Ghi chú

1

Bán vàng cho nơi có giấy phép kinh doanh vàng

X

 

Nghị định số 24/2012/

NĐ-Cp

 

2

Bán vàng ngoài hoạt động kinh doanh vàng.

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015

 

3

Báo giá, định giá, ghi giá, tính giá, trong hợp đồng, thỏa thuận và câc hình thức tương tự khác

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Giá 2012, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

 

4

Cầm cố, ký quỹ, đặt cọc, ký cược bằng vàng

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015

Không quy định cụ thể

5

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ bằng vàng huy động để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác

 

X

Điều 3 Thông tư số 11/2011/ TT-NHNN

 

6

Cầm đồ vàng (dịch vụ cầm đồ)

X

 

Nghị định số 96/2016/ NĐ-CP

Không quy định cụ thể

TT

Tài sản, giao dịch vàng

Được

Không đưực

Quy định

Ghi chú

7

Cho vay vốh bằng vàng của các tổ chức tín dụng

 

X

Thông tư số 11/2011/TT- NHNN

 

8

Cho vay tài sản là vàng của cá nhân và pháp nhân khác

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015

 

9

Gia công vàng trang sức, mỹ nghệ (cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp)

X

 

Điều 7 Nghị định số 24/2012/ NĐ-CP

Có đăng ký kinh doanh

10

Giữ, chiếm giữ, nắm giữ vàng

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015

Không quy định cụ thể

11

Góp vốn vào doanh nghiệp

X

 

Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020

 

12

Gửi giữ vàng của các tổ chức tín dụng

X

 

Thông tư số 02/2016/TT- NHNN

Phải có giấy phép

13

Kinh doanh mua, bán vàng miếng

X

 

Điều 11 Nghị định số 24/2012/ NĐ-CP

Phải có Giấy phép

 

20

Nhập khẩu vàng miếng

 

X

Nghị định số

24/2012/NĐ-

CP; Thông tư số 16/2012/TT-

NHNN

 

21

Nhập khẩu vàng nguyên liệu (để tái xuất, sản xuất)

X

 

Điều 14 Nghị định số 24/2012/NĐ- CP; Thông tư số 16/2012 TT-NHNN

Có Giấy phép nhập khẩu

22

Nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ

X

 

Điều 13

Nghị định số 24/2012/

NĐ-CP

 

23

Niêm yết, yết giá giá bằng vàng

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

 

TT

Tài sản, giao dịch vàng

Được

Không được

Quy định

Ghi chú

24

Phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng

X

 

Thông tư số 11/2011/TT- NHNN

Cấm từ ngày 25/11/2012

25

Quảng cáo giá bằng vàng

X

 

Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

 

26

sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

X

 

Thông tư số 16/2012/ TT-NHNN

Có Giấy chứng nhận của NHNN

27

Sở hữu vàng

X

 

Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 4 Nghị định số 24/2012/ NĐ-CP

Không giới hạn

28

Sử dụng vàng (trang sức, trang trí, ăn uô’ng, làm đẹp,…)

X

 

Bộ luật Dân sự nẩm 2015

 

29

Tặng cho vàng

X

 

Bộ luật Dân sự nảm 2015

 

TT

Tài sản, giao dịch vàng

Được

Không được

Quy định

Ghi chú

30

Thanh toán bằng vàng trong hoạt động kinh doanh vàng

 

X

Điều 19 Nghị định số 24/2012/ NĐ-CP

Đôì với kinh doanh

31

Thanh toán bằng vàng ngoài hoạt động kinh doanh vàng

X

 

Bộ luật Dân sự nắm 2015

Không quy định cụ thể

32

Thừa kế (để lại thừa kể) vàng

X

 

Bộ luật Dân sự nắm 2015

 

33

Vay (huy động tiết kiệm) vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng

 

X

Thông tư số 11/2011/TT- NHNN

Cấm từ ngày 25/11/2012

34

Vay vốh bằng vàng của các cá nhân và pháp nhân khác

X

 

Bộ luật Dân sự nấm 2015

 

35

Vay vòn của các tổ chức tín dụng để mua vàng (trừ Ngốn hàng Nhà nưóc cho phép để sản xuất, gia công)

 

X

Thông tư số 39/2016/ TT-NHNN

 

36

Xuất khẩu vàng nguyên liệu

X

 

Điều 14 Nghị định số 24/2012/ NĐ-CP

 

TT

Tài sản, giao dịch vàng

Được

Không được

Quy định

Ghi chú

37

Xuất khẩu vàng nguyên liệu đôì với doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng tại Việt Nam

X

 

Thống tư sô’ 16/2012/TT- NHNN1

Giấy phép xuất khẩu

38

Xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ

X

 

Điều 13 Nghị định sô’ 24/2012/ NĐ-CP

 

 

Trên đây là phân tích về pháp luật kinh doanh vàng trên tài khoản và tổng hợp quy định về vàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)