1. Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation) là gì ?

Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation) là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Tại mức sản lượng toàn dụng (bằng tổng sản phẩm trong nước tiềm năng), tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên nhân ở sự gia tăng cung tiền lên trên mức tăng của tổng sản phẩm quốc dân.

2. Lạm phát do thuế đẩy (tax-push inflation) là gì ?

Lạm phát do thuế đẩy (tax-push inflation) là hiện tượng có liên quan đến việc công nhân muốn duy trì mức tăng lương sau thuế và đây có thể là một trong các Yếu tố làm cho tỷ lệ tăng lương không phản ứng đối với những điều kiện của chu kỳ kinh doanh. Nếu giả thuyết này đúng, thì chính sách tăng thuế làm tăng tiền lương danh nghĩa và gây lạm phát. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế phản bác giả thuyết này.

3. Phụ phí lạm phát (Inflation adjustment factor) là gì ?

Phụ phí lạm phát (Inflation adjustment factor) là phụ phí do hãng tàu chuyên tuyến hoặc Công hội tàu chuyên tuyến thay mặt hội viên áp dụng để bù đắp chi phí phát sinh do lạm phát tại nước gửi hàng. Viết tắt là i.a.f.

4. Lạm phát bò (creeping inflation) là gì ?

Lạm phát bò (creeping inflation) là lạm phát thấp, nhưng diễn ra liên tục trong nền kinh tế. Nó có thể phát sinh do có sự gia tăng rất nhỏ, nhưng liên tục của tổng cầu và giá cả.

5. Lạm phát tăng tốc (accelerating inflation) là gì ?

Lạm phát tăng tốc (accelerating inflation) là sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ lạm phát. Trong khi tìm cách giữ cho tỷ lệ thất nghiệp ở dưới mức tự nhiên, chính phủ có thể gây ra lạm phát tăng tốc.

6. Lạm phát kèm suy thoái (stagflation) là gì ?

Lạm phát kèm suy thoái (stagflation) là tình hình sản lượng suy giảm (suy thoái) trong khi giá cả tăng (lạm phát). Tình trạng lạm phát kèm suy thoái có thể do hai nguyên nhân đồng thời gảy ra: (1) sự thiếu hụt tổng cầu so với sản lượng tiềm năng; (2) chi phí đầu vào nhân tố tăng.

Tình trạng trạng lạm phát kèm suy thoái đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước trong những năm 1970 và 1980. Một số nhà kinh tế cho rằng tác động tổng hợp của sức ép lạm phát do chi phí đẩy có nguyên nhân ở những đợt gia tăng giá đầu vào năm 1973 và 1979, và ở những hậu quả giảm phát của tình trạng sức mua thực tế bị giảm sút ở các nước tiêu dùng dầu mỏ đi kèm với các lần tăng giá. Tác động này còn bị sự hình thành kỳ vọng về lạm phát cao hơn khuyếch đại lên.

Chính sách tài chính và tiền tệ dựa trên quan điểm chính thống về mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (biểu thị bàng đường Phillips) trở nên bất lực trong tình hình mới này. Vì vậy, nhiều nước đã chuyển sang các phương pháp tiếp cận khác, chẳng hạn nước Mỹ đã chuyển sang kinh tế học trọng cung.