1. Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) là gì ?

Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do có sự gia tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hoá.

Điều này có thể xảy ra do công nhân đòi tiền lương, cao hơn, giới chủ tìm cách tăng lợi nhuận, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thời tiết bất thường làm cho sản lượng giảm (chi phí cho mỗi đơn vị sản lượng tăng) hay việc chính phủ tăng thuế và vận dụng những chính sách khác làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Những hiện tượng này làm cho đường tổng cung (AS) trong mô hình AD-AS dịch chuyển lên phía trên bên trái, dẫn tới giá cả cao hơn. Các nhà tiền tệ cho rằng những hiện tượng như vậy chỉ gây ra lạm phát khi đồng thời có sự gia tăng của cung ứng tiền tệ, tức ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển lên phía trên bên phải. Họ lập luận rằng nếu không có chính sách tiền tệ mở rộng, hiện tượng chi phí đẩy sẽ dẫn tới sự giảm phát (giá cả giảm).

 

Lạm phát do chi phí đẩy (sơ đồ minh họa)

Lạm phát do chi phí đẩy (sơ đồ minh họa)

Chú thích:

 AS: đường tổng cung thời kỳ bình thường

AS: đường tổng cung khi lạm phát

AD: đường tổng cầu

Y: sản lượng

P: mức giá

Những người theo trường phái Keynes cực đoan phủ nhận ảnh hưởng này, còn những người theo Keynes ôn hoà hơn cho rằng trong trường hợp này, chính sách tiền tệ chỉ đóng vai trò thụ động và chính phủ buộc phải mở rộng cung ứng tiền tệ để làm giảm nhẹ những áp lực do hiện tượng chi phí đẩy tạo ra.

 

2. Lạm phát (INFLATION) là gì ?

Lạm phát (INFLATION) là tình hình kinh tế với đặc điểm là sự gia tăng trong giá cả và tiền lương và sức mua giảm xuống. Lạm phát thường được đo lường bằng những thay đổi trong Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Kết quả là sức mua bị giảm xuống, và thường lãi suất của các khoản tiết kiệm thì thấp, vì người hưởng lương phải sử dụng nhiều tiền cho tiêu dùng, và tiết kiệm dài hạn ít hơn. Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ. Nó xảy ra khi có quá nhiều tiền trong lưu thông tương quan với sản xuất hàng hóa và dịch vụ thực tế. Chính sách tiền tệ cục dự trữ liên bang là phương tiện duy nhất để kiểm soát lạm phát, mặc dù chính sách tài khóa có thể cũng giúp kiểm soát lạm phát.

3. Lạm phát dự kiến hay kỳ vọng về lạm phát (expected inflation or expectation of inflation) là gì ?

Lạm phát dự kiến hay kỳ vọng về lạm phát (expected inflation or expectation of inflation) là là tỷ lệ lạm phát được dự kiến sẽ xảy ra vào thời gian nhất định nào đó trong tương lai. Kỳ vọng về lạm phát được giả định là hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau.

4. Cắt giảm lạm phát, chính sách, biện pháp (disinflation) là gì ?

Cắt giảm lạm phát, chính sách, biện pháp (disinflation) là biện pháp cắt giảm mức giá chung do chính phủ thực hiện. Đôi khi chính phủ thực hiện chính sách này một cách thận trọng để chống lạm phát và loại trừ thâm hụt cán cân thanh toán. Nó có thể bao gồm những biện pháp như tăng thuế, tăng lãi suất, kiểm soát giá cả và thu nhập.

5. Phụ phí lạm phát (H.a.f.) là gì ?

Phụ phí lạm phát (H.a.f.) là từ viết tắt của “Inflation Adjustment F actor”.

6. Thâm hụt do lạm phát (inflationary gap) là gì ?

Thâm hụt do lạm phát (inflationary gap) là mức thâm hụt sản lượng do có tình trạng dư cầu trong khi sản lượng đã đạt mức toàn dụng và không thể tăng lên để đáp ứng mức tổng cầu cao hơn. Nếu sản lượng tiềm năng không tăng, thì sản lượng thực tế (GDPr) không thay đổi trong khi sản lượng danh nghĩa (GDPfl tăng.