1. Thủ tục lấy lại xe khi bị công an giao thông tạm giữ ?

Kính gửi công ty luật LVN Group, , tôi có 01 thắc mắc muốn hỏi như sau: Tối hôm 29/01/2016 khoảng 21g30 tôi có chạy ngang khu công nghiệp(KCN) Tân Phú Thạnh, Châu Thành A, Hậu Giang (hướng từ Cần Thơ về Sóc Trăng trên quốc lộ 1A). Trước cổng KCN là nơi người đi bộ qua đường và không có giải phân cách giữa đường.

Tôi chạy ngang khu công nghiệp khoảng 30m (tốc độ hiện tại khoảng từ 40-50km/h, tôi không uống rượu bia khi tham gia giao thông) thì va chạm phải với 1 người đi bộ từ phía trong đường băng ra giữa đường (chi tiết hình ảnh đính kém sau khi CSGT đã xử lý, người này trong tình trạng say rượu) tại nơi va chạm là tuyến đường 2 chiều có 3 len tôi chạy len thứ 2 từ trong ra (vị trí va chạm nằm giữa len thứ 02) và có giải phân cách giữa đường.

Sau khi va chạm thì tôi có đưa người bị nạn vào phía bên trong lề đồng thời hỏi hang về tình trạng sức khỏe thì người ngày nói đau ngây lưng đồng thời tôi gọi điện cho xe cấp cứu lại để đưa người bị nạn vào bệnh vện để điều trị liền, trong quá trình đợi xe cấp cứu thì người tôi tiếp tục hỏi anh có sau không thì người thành niên này nói không sao (tên Thạch Sa Ri sinh 1991) sau đó thì người đi đường liền gọi giao thông lại để xử lý hiện trường. Tiếp theo đó thì tôi và người bị nạn và 1 anh công an lên xe cấp cứu để vào bệnh viện, sau khi vào bệnh viện thì Bác sĩ kết luận tôi và nam thanh niên không sao chỉ trầy sướt ngoài da. Đồng thời tôi hỏi bác sĩ xác định là nam thanh niên không sao và tôi liên hệ để thanh toán tiền viện phí của cả 02 người sau đó tôi đi về. Người nhà nạn nhân đang gây khó dễ cho tôi về bồi thường mặc dù chưa xác định ai đúng ai sai, trong khi đó tôi cũng đã trả tiền viện phí rồi.

Tôi đang rất hoang mang về trường hợp của mình và muốn nhờ công ty tư vấn về trường hợp của tôi, là tôi có vi phạm luật giao thông hay không? Vì tôi biết theo quy định nếu tôi không vi phạm luật giao thông thì cảnh sát giao thông phải trả lại phương tiện cho tôi liền, hoặc nếu có tạm giữ phương tiện gì thì phải có xác nhận hoặc biên bản (nhưng tôi chưa tường thấy biên bản nào và chưa hề ký bất kỳ giấy tờ nào) và tôi nên làm gì trong tình huống này để có thể lấy phương tiện ra được sớm nhất (tôi cũng được biết là CSGT chỉ có quyền giữ phương tiện của tôi tối đa là 7 ngày, tôi muốn lấy xe sớm để đi làm) ?

Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự, giao thông trực tuyến gọi :1900.0191

Trả lời

Về việc bị giữ xe:

Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định như sau:

“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Về thời hạn tạm giữ xe:

Nếu vi phạm của bạn thuộc vào vụ vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì xe của bạn có thể bị giữ tối đa là 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Còn thông thường sẽ là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ:

– Thông tư 47/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ

1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

– Từ các quy định trên, nếu qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra không quyết định khởi tố vụ án hình sự thì bạn có thể làm đơn đề nghị trả xe gửi cơ quan công an để được trả lại xe. Bạn nên theo dõi thời gian tạm giữ xe theo quy định trên để làm đề nghị được trả xe và đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu ?

Chào Luật sư của LVN Group. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư của LVN Group công ty luật LVN Group tư vấn. Tôi tham gia giao thông gây tại nạn với chủ xe máy, lỗi thuộc về cả hai bên. Tuy nhiên, từ thời điểm thu giữ đến nay đã 30 ngày mà cơ quan công an vẫn chưa giao trả xe cho tôi.
Vậy việc thu giữ phương tiện của cơ quan công an là đúng hay sai? Để nhận phương tiện về tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Cám ơn Luật sư của LVN Group tư vấn.

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính như sau:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 điều 66 của Luật này mà cần có thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền có thẩm quyền đang giải quyết phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ, việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật, thì thời hạn để cơ quan công an tạm giữ phương tiện là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.Đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh vụ việc thì cơ quan công an có thể gia hạn thêm nhưng tối đa là 30 ngày.Trường hợp đặc biệt sẽ được gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày nữa. Như vậy, việc cơ quan công an tạm giữ phương tiện của bạn trong trường hợp này là đúng quy định của pháp luật, vì đang trong thời hạn quy định của pháp luật.

Khi đến nhận phương tiện bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ

– Chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ có liên quan của người đến nhận

– Nếu ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe bị tạm giữ thì phải có văn bản ủy quyền.

3. Cảnh sát giao thông có quyền giữ giấy tờ tùy thân, tiền bạc trong cốp xe ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi bị cảnh sát giao thông bắt giữ xe vì vi phạm nồng đồ cồn. Vậy giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc của tôi trong cốp xe, yên xe xẽ được xử lý như thế nào?
Trong trường hợp cảnh sát giao thông xử lý vi phạm về nồng độ cồn tối đa trong máu ( Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.). Trong trường hợp này nếu tôi có để một số giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc trong cốp xe, yên xe thì tôi có quyền yêu cầu được lấy các thứ đồ vật đó ra khỏi xe không? Sẽ xữ lý trường hợp đó như thế nào? Theo điều nào, luật nào cụ thể?

Trả lời

Thứ nhất,

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế.

Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở

Ô tô: 06 – 08 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng

Xe máy: 02 – 03 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng

Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

Ô tô: 16 – 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng

Xe máy: 04 – 05 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 – 400.000 đồng

Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

Ô tô: 30 – 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng

Xe máy: 06 – 08 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng

Xe đạp: 600 – 800.000 đồng

. Do đó, việc cảnh sát giao thông thu giữ phương tiện của bạn là không đúng với quy định của pháp luật.

Thứ hai, trong trường hợp của bạn, có thể cảnh sát giao thông thu giữ phương tiện của bạn là do bạn mắc một hoặc một số lỗi khác mà theo pháp luật phải tịch thu phương tiện. Điều 17, Luật giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa phương tiện giao thông đường bộ như sau: Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.” Do đó, trong trường hợp bị tịch thu phương tiện thì các giấy tờ như bạn nói ở trên (giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc của tôi trong cốp xe, yên xe) sẽ do bạn giữ lại vì nó không liên quan đến phương tiện tham gia giao thông.

Trân trọng./.

4. Bảo vệ làm mất xe phải bồi thường không ?

Kính chào Luật LVN Group, em có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Em vừa bị mất xe máy ở chỗ có bảo vệ trông xe, hiện nay bên công an họ đã giải quyết bắt bên đó đền bù cho em. Em cũng đã đồng ý mức đền bù là 60% giá trị hiện tại của chiếc xe, tuần sau sẽ gặp lại trên công an để nhận tiền.
Tuy nhiên bên bảo vệ đó lại đòi là sau khi đền bù xong thì em phải đưa luôn carvet xe luôn cho họ và họ bảo là vì họ đã đền bù cho nên sau này có tìm được xe em thì xe em là của họ. Em thấy như vậy không thoả đáng bởi vì trong chuyện này tuy không có bằng chứng cụ thể nhưng mọi người đều hiểu là xe em mất là do chính bên bảo vệ dàn xếp lấy. Nay em muốn được nghe ý kiến của Luật sư của LVN Group để em có những quyết định đúng nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: H.K

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 554 BLDS 2015về Hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

Như vậy trong trường hợp này, bạn đã giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản vì vậy căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, bạn có quyền sau:

+ Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một khoảng thời gian hợp lý.

+ Có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ.

Bên cạnh đó bạn có các nghĩa vụ :

+ Bên gửi phải trả đủ tiễn công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận khi nhận lại tài sản gửi giữ, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác.

+ Nếu bên gửi chậm nhận lại tài sản, thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận gửi và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm nhận.

+ Trong trường hợp gửi giữ có thời hạn mà bên gửi lẩy lại tài sản trước thời hạn, thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên gửi phải trả lại tài sản trước thời hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Căn cứ theo qu định tại bộ luật Dân sự năm 2015, bên giữ tài sản có các quyền sau:

+ Bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận hoặc trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

+ Có quyền yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một khoảng thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không thời hạn. Bên giữ tài sản có quyền bán tài sản gửi giữ nếu tài sản đó có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả tiền cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

+ Bên giữ có quyền giữ lại tài sản gửi giữ cho đến khi nhận đủ tiền công hoặc được bồi thường thiệt hại.

Như vậy trong trường hợp này, pháp luật không quy định bên giữ tài sản có quyền được giữ giấy tờ xe của bạn đồng thời pháp luật cũng không quy định việc bạn phải giao giấy tờ xe khi được bồi thường do người gửi giữ làm mất. Do đó nếu không có thỏa thuận khác, bạn không cần phải giao giấy tờ xe khi được bồi thường. Trường hợp vẫn không tự thỏa thuận được, bạn có quyền yêu cầu Cơ quan công an giải quyết cho bạn.

5. Cách viết đơn khiếu nại khi bị công an giữ xe ?

Kính thưa Luật sư! Em muốn nhờ Luật sư của LVN Group soạn thảo giúp em một văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc sau: ngày 26/7/2016 em có bị đối tượng D lừa mất xe máy Honda. Ngày 31/7/2016 Bên CA phường gọi em lên lấy lời khai tường trình nhận dạng. Đêm 31/7/2016 Bên CA phường đã thu giữ được chiếc xe của em.
Ngày 23/8/2016 Công an quận hai bà trưng (94 tô hiến thành) có gọi em lên lấy lại lời khai và tường trình. Họ có nói như sau: “Muốn lấy xe nhanh thì phải bơi trơn, bọn a thường thường lấy như các vụ là 20% giá trị xe. tính ra xe em phải 10-13 triệu thì mới lấy xe nhanh được, nếu không cứ để đó mấy tháng sau mới được lấy”. Bên gia đình em không còn cách nào khác nên đã đồng ý đưa tiền để được nhận xe nhanh. Họ hẹn vài hôm nữa là xong thủ tục định giá sẽ đưa tiền và nhận xe. Trong khi em biết thủ tục định giá đã làm xong ở bên CA phường rồi. Họ bắt em kí vào 1 tờ giấy là đã nhận lại tài sản bị mất gồm: – 1 Xe Honda. Số khung …., Số máy …. – 1 Giấy đăng kí xe và mấy dòng nữa. Từ lúc em kí xong tờ giấy đó đến nay đã hơn nửa tháng vẫn chưa thấy công an quận trả xe, gọi giục công an thì bên họ làm ngơ và cứ bảo chờ làm thủ tục. Từ lúc mất xe đến bây giờ đã 50 ngày. Em thường xuyên đi làm trễ hoặc phải đi xe bus, taxi rất tốn kém.
Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Thông tư 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo, bạn có thể soạn thảo đơn khiếu nại theo mẫu sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày… tháng… năm 20…

ĐƠN XIN KHIẾU NẠI

(Về hành vi hành chính)

Kính gửi: Thủ trưởng Công an quận Hai Bà Trưng

1. Người khiếu nại:

2. Đối tượng bị khiếu nại: Phải ghi rõ họ tên chức vụ địa chỉ, người thực hiện hành vi hành chính (người thu phí làm nhanh).

3. Nội dung khiếu nại

– Tóm tắt vụ việc khiếu nại:

– Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm:

4. Quá trình khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại

Vụ việc chưa được giải quyết bởi bất cứ cơ quan nào.

5. Những yêu cầu của người khiếu nại:….

6. Cam kết của người khiếu nại

Tôi cam kết những lời khai trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

7. Tài liệu gửi theo đơn:

1.

2.

Người khiếu nại
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trân trọng ./.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: L[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.