1.Lỗi chở quá số người và không đội mũ bảo hiểm?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định:
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Đối với những hành vi trên không có hình phạt bổ sung là tạm giữ giấy tờ xe.
2. Chạy xe máy trong hầm không bật đèn có bị phạt không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định cụ thể như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;………….”
Theo đó, trường hợp của bạn khi chạy xe máy trong hầm đường bộ mà không bật đèn chiếu sáng gần có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.Đối tượng nào phải gắn thiết bị giám sát hành trình?
Trả lời:
Việc gắn thiết bị giám sát hành trình được quy định như sau:
“Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.”
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tức là có sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Theo quy định tại điều 14 Nghị định 86/2014 thì việc gắn thiết bị giám sát hành trình được thực hiện như sau:
“a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.”
Trường hợp không gắn thiết bị giám sát hành trình thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt như sau
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:g) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này;Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
Trân trọng!
4.Tư vấn về vấn đề xử phạt trong lĩnh vực giao thông?
Luật sư tư vấn:
Luật giao thông đường bộ quy định:
“Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”
Em có xe tải 1,4 tấn e lắp thêm đèn sườn ở 2 bên sườn xe như vậy là có sai luật không? Do tính chất công việc đi lại hay đi về khuya và đèn đường không có nên em gắn thêm đèn led trợ sáng trên xe đi lại cho an toàn. Luật sư của LVN Group cho em hỏi gắn thêm như vậy có bị công an thổi phạt không ạ.
=> Trường hợp này nếu bạn chỉ lắp đèn phát sáng trang trí thì không vi phạm pháp luật, nhưng nếu bạn lắp đèn phát sáng mà có kích cỡ lớn và việc lắp đặt nó ảnh hưởng đến kết cấu của xe thì bạn sẽ bị xử phạt. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;“
Thưa Luật sư của LVN Group nếu người lái xe vi phạm như lỗi không xi nhan, ko bật đèn chiếu sáng, không có gương chiếu hậu. Vậy cảnh sát cơ động hay công an khu vực có được phép xử phát người tham gia giao thông không?
=> Nếu trong phạm vi quy định thì cảnh sát cơ động hoặc công an khu vực vẫn có thể tiến hành xử phạt.
Sáng ngày 31/07/2016, tôi lưu thông trên đường và quên bật đèn xi nhan. Bị gọi vào và bị lập biên bản hành chính, tạm giữ giấy phép lái xe 1 tuần, phạt 500.000 đồng. Công an hẹn tuần sau lên lấy lại bằng lái và đóng tiền 500.000 đó. Căn cứ vào điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người tham gia giao thông điều khiển xe moto, xe gắn máy chuyển làn không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt hành chính là từ 100.000 – 200.000. Nhưng trong biên bản xử phạt lại ghi là “điều 6, khoản 3, điểm a, nghị định 100/2019/ND-CP”. Và cảnh sát nói tôi bị phảt tới 500.000. Trong khi đó là đường bình thường, không phải đường ưu tiên, không phải đường cấm, và tôi lưu thông cùng chiều với các xe khác? Vậy sao tôi lại bị phát với mức là 500.000 đó? Trong biên bản thì không hề đề cập tới mức tiền phạt. Công an chỉ nói bằng miệng nên khi tôi tới nhận lại bằng lái tôi có quyền khiếu nại hay không?
Do đó có hai trường hợp là chuyển làn,,một là chuyển làn đường, một trường hợp là chuyển hướng nên mức xử phạt khác nhau. Vì thế bạn cần xác định rõ lỗi cuả mình là lỗi gì mới có thể khiếu nại được.
=>Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;”Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
5.Thẩm quyền của cảnh sát giao thông trong việc xử phạt?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014 Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải:
3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
3 xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định xe taxi xe buýt xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng xe chở công ten nơ, xe đầu kéo rơ mooc xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của BGTVT
b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.
>> Như vậy theo quy định trên thì xe rơ mooc bắt buộc phải có biển hiệu nếu không có bạn sẽ bị xử phạt theo quy dịnh của pháp luật
Xin chào! Tôi xin trình bày vấn đề sau. trong lúc tham gia giao thông trong thành phố Đà Nẵng đến đoạn đường đông xe nên tôi không để ý lấn sang làn ô tô, lúc đó cảnh sát 113 đã ra thổi phạt tôi với lý do tôi đi qua làn cho ô tô mà không chứng minh được và cho tôi hỏi là cảnh sát 113 có được quyền dừng phương tiện không, nếu sai tôi làm thế nào để đòi lại công bằng
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 47/2010/NĐ-CP Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết
“Điều 5. Thẩm quyền huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát Giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương mình phụ trách.”
>> Như vậy theo quy định của pháp luật những lực lượng công an, cảnh sát khác cũng sẽ có quyền được dừng xe trong tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe hay không? Thưa Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi: tôi tham gia giao thông nhưng có những khi mang không đầy đủ giấy tờ thì cảnh sát cơ động kiểm tra như thế là đúng hay sai và việc tôi thiếu giấy phí đường bọ có bị phạt không?
Theo quy định tại NGhị định 27/2010 thì các lượng lượng khác ngoài cảnh sát giao thông cũng vẫn được dừng xe kiểm tra giấy tờ
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã không còn các điều khoản xử phạt hành vi vi phạm trên.>> Bạn không phải nộp phí như trên nữa.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.0191 để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group.