1. Khái niệm lỗi vô ý

Lỗi vô ý là lỗi trong trường hợp, chủ thể khi quyết định thực hiện hành vi không ý thức được hành vi đó sẽ là hành vi có tính chất phạm tội nhưng có đủ điều kiện ý thức được.Lỗi vô ý là một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam. Trong đó, lỗi vô ý có tính nguy hiểm thấp hơn. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu: Hành vi khách quan mà chủ thể đã thực hiện là hành vi có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi); Chủ thể đã lựa chọn hành vi này do không ý thức được tính chất phạm tội của nó;

Chủ thể có đủ điều kiện ý thức được tính chất phạm tội của hành vi lựa chọn cũng như có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác không nguy hiểm cho xã hội.

– Lỗi vô ý theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi cố ý theo quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Lỗi vô ý là gì?Lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý vì quá tự tin dưới góc độ tâm lý tội phạm?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2. Phân loại lỗi vô ý

Căn cứ vào lí do của việc chủ thể không ý thức được hành vi thực hiện sẽ là hành vi gây thiệt hại có tính chất phạm tội, lỗi vô ý được chia thành vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả.

Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp vô ý, trong đó chủ thể sở dĩ quyết định thực hiện hành vi vì đã loại trừ khả năng hành vi đó sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hậu quả thiệt hại nhưng sau khi cân nhắc đã loại trừ khả năng hậu quả này xảy ra. Việc loại trừ khả năng này là do chủ thể đã không cân nhắc cẩn thận trong khi các điều kiện cho phép chủ thể có thể cân nhắc cẩn thận để không dẫn đến việc loại trừ khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi một cách thiếu cơ sở đầy đủ.

Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp lỗi vô ý, trong đó, chủ thể đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra và việc không thấy trước đó hoàn toàn do chủ quan của chủ thể đã không có sự thận trọng cần thiết. Trong trường hợp vô ý vì cẩu thả, điều kiện đủ cho phép chủ thể có thể thấy trước và tránh được hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã gây ra. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội là do chủ quan của họ. Ví dự: do vội vàng đã phát thuốc nhầm cho bệnh nhân dẫn đến tử vong.

3. So sánh lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của những trường hợp có lỗi vô ý, Luật hình sự Việt Nam xác định: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Lỗi nằm trong mặt chủ quan và là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mọi cấu thành tội phạm. Lỗi được phân thành 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong lỗi cố ý thì có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp còn trong lỗi vô ý thì có vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân biệt về 2 nhóm lỗi vô ý trong pháp luật hình sự của nước ta.
Về vấn đề này thì tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
– Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
– Lỗi vô ý do câu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Lỗi vô ý là gì?Lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý vì quá tự tin dưới góc độ tâm lý tội phạm?

So sánh lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.

4. So sánh lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp