Thưa Luật sư của LVN Group, theo tôi được biết Ngân hàng thương mại có thể làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Mong Luật sư của LVN Group cung cấp cho tôi những quy định pháp lý cơ bản về hoạt động làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng của ngân hàng thương mại.

Trân trọng cảm ơn! (Nguyễn Định – Hà Nội)

 

Luật sư tư vấn:

1. Ngân hàng thương mại là gì?

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

 

2. Quyền, nghĩa vụ của ngân hàng thương mại khi làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng

1. Được cơ quan hải quan, cơ quan thuế hướng dẫn việc triển khai thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.

2. Trưng Biển thông báo ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài tại quầy làm thủ tục hoàn thuế (nội dung thể hiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh) và gỡ bỏ Biển thông báo ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng khi chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế.

3. Được hưởng tiền phí dịch vụ hoàn thuế khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

4. Kê khai, nộp các khoản thuế theo quy định đối với số tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.

5. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, bố trí nhân sự, cơ sở vật chất, ứng trước và thực hiện hoàn trả tiền thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, làm thủ tục thanh toán với cơ quan thuế theo đúng quy định tại Điều 21 Thông tư này.

6. Bán ngoại tệ tự do chuyển đổi cho người nước ngoài được hoàn thuế khi người nước ngoài yêu cầu chuyển đổi số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn sang ngoại tệ, thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.

7. Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài và hồ sơ thanh toán tiền ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

8. Thông báo thông tin vi phạm phát hiện qua công tác kiểm tra hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Được cấp tài khoản truy cập và tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.

10. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

 

3. Điều kiện, thủ tục lựa chọn Ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, về điều kiện: Là ngân hàng thương mại được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Thứ hai, thủ tục lựa chọn:

Ngân hàng thương mại nộp cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) các giấy tờ sau đây:

– Công văn đăng ký tham gia đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, có các thông tin về chữ ký số của ngân hàng thương mại bao gồm số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai;

– Văn bản của Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của ngân hàng thương mại

Thứ ba, Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do ngân hàng thương mại gửi.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho ngân hàng bổ sung hồ sơ;

– Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời cho ngân hàng;

– Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có văn bản thông báo ngân hàng thương mại đủ điều kiện tham gia đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng và cấp tài khoản truy cập Hệ thống cho ngân hàng thương mại.

 

4. Chấm dứt đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng của ngân hàng thương mại

Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về chấm dứt đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng của ngân hàng thương mại tại Điều 16.

Thứ nhất, Trường hợp ngân hàng thương mại đã được Bộ Tài chính có văn bản thông báo đủ điều kiện làm đại lý hoàn thuế, nếu chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế thì thực hiện như sau:

Về Hồ sơ: Chậm nhất là 60 (sáu mươi) ngày trước ngày chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế, Ngân hàng thương mại gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) công văn thông báo đề nghị chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế;

Về Thủ tục:

– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của ngân hàng thương mại, Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính có văn bản thông báo về việc chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế cho ngân hàng thương mại, đồng thời gửi cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan;

– Ngân hàng thương mại tháo bỏ Biển thông báo là ngân hàng đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài tại quầy làm thủ tục hoàn thuế khi chấm dứt bán hàng hoàn thuế.

Thứ hai, Trường hợp ngân hàng thương mại vi phạm các quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng tại Thông tư này, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế.

– Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có văn bản yêu cầu chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế cho ngân hàng thương mại, đồng thời gửi cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan;

– Ngân hàng thương mại tháo bỏ Biển thông báo là ngân hàng đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài tại quầy làm thủ tục hoàn thuế khi chấm dứt bán hàng hoàn thuế.

 

5. Hoàn trả tiền thuế cho người nước ngoài

Ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng hoàn trả tiền thuế cho người nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Thông tư 72/2014/TT-BTC. Cụ thể:

Thứ nhất, Người nước ngoài thực hiện:

Sau khi hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hóa đã được cơ quan hải quan kiểm tra, người nước ngoài có trách nhiệm xuất trình cho ngân hàng thương mại tại quầy hoàn thuế:

– Thẻ lên tàu bay/tàu biển;

– Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã được cơ quan hải quan kiểm tra xác định mặt hàng, tính số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng người nước ngoài được hoàn và đóng dấu xác nhận (bản chính).

Thứ hai, Ngân hàng thương mại thực hiện:

– Kiểm tra thẻ lên tàu bay/tàu biển; hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; kiểm tra trên Hệ thống thông tin về người xuất cảnh, hàng hóa, xác nhận đồng ý hoàn thuế của cơ quan hải quan và số thuế được hoàn.

– Trường hợp thông tin về tên hành khách trên thẻ lên tàu bay/tàu biển không đúng với thông tin trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận thì ngân hàng thương mại trao đổi, xác minh với cơ quan hải quan. Trường hợp, thông tin trao đổi với cơ quan hải quan không khớp đúng với thông tin trên thẻ lên tàu bay/tàu biển thì ngân hàng thương mại từ chối hoàn thuế và thông báo trên Hệ thống để cơ quan hải quan biết;

– Cập nhật thông tin số hiệu, ngày tháng chuyến bay/chuyến tàu của người nước ngoài và các thông tin khác quy định tại mục II.3 Phụ lục 10 Thông tư này vào Hệ thống hoặc trên phần mềm cửa ngân hàng thương mại kết nối với Hệ thống, ký số và truyền cho cơ quan hải quan;

– Trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài bằng tiền mặt hoặc qua thẻ quốc tế của người nước ngoài theo số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn do cơ quan hải quan tỉnh ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.

Trường hợp trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài qua thẻ quốc tế, ngân hàng đối chiếu thông tin (tên, số thẻ) người nước ngoài đăng kí nhận tiền hoàn thuế và thẻ thực tế xuất trình để thực hiện việc hoàn thuế.

Trường hợp, Hệ thống xảy ra sự cố, ngân hàng thương mại căn cứ hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế giấy và xác nhận của cơ quan hải quan theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Thông tư này, thực hiện hoàn trả tiền thuế cho người nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời ký tên, đóng dấu xác nhận đã thanh toán tiền hoàn thuế cho người nước ngoài lên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.

Ngay sau khi Hệ thống hoạt động bình thường, ngân hàng thương mại cập nhật các thông tin hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã hoàn thuế trên Hệ thống hoặc phần mềm của ngân hàng thương mại kết nối với Hệ thống, ký số và truyền cho cơ quan hải quan;

– Trả lại người nước ngoài thẻ lên tàu bay/tàu biển;

– Lưu trữ hồ sơ hoàn thuế đối với chứng từ điện tử và chứng từ giấy theo quy định của pháp luật.

 

6. Thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

Điều 21 Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về việcThanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:

Thứ nhất, Định kỳ tối đa năm (5) ngày làm việc một lần, ngân hàng thương mại căn cứ tình hình thực tế, lập hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng trên Hệ thống và gửi Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế, Cục Hải quan địa phương nơi Ngân hàng thương mại thực hiện việc hoàn thuế.

Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị thanh toán số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của kỳ thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này;

– Bảng kê đề nghị thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này.

Thứ hai, Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán của ngân hàng thương mại, căn cứ thông tin xác nhận hoàn thuế do cơ quan hải quan cung cấp theo đường điện tử, Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế ban hành Quyết định thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này đồng thời lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu , gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đồng cấp để thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng thương mại.

Thứ ba, Căn cứ Quyết định thanh toán và Lệnh hoàn trả do Cục Thuế ban hành, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền cho ngân hàng thương mại theo quy định tại Thông tư 99/2016/TT-BTC.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!