>> Tải ngay: Mẫu đơn khiếu nại về quyết định bồi thường, tái định cư
1. Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Lần 2)
Kính gửi:– Chủ tịch UBND tỉnh ……..;
– Thanh tra tỉnh ……………..;
Tôi tên là: ………………………….. Sinh năm: 19…..
Số CMTND: 09080……… Cấp ngày …../…../20….. Nơi cấp: Công an ……..
Địa chỉ: Tổ ……, phường …….., thành phố …………, tỉnh ………
SĐT: 037404……………….
Tôi làm đơn này gửi đến Quý ông/bà, Quý Cơ quan để khiếu nại Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày …../…./20…. của Ủy ban nhân dân thành phố ….. về việc giải quyết khiếu nại của bà ………, nội dung cụ thể sau:
Theo Hợp đồng thuê nhà số ….. HĐTN ngày …./…./20…. giữa tôi với Trung tâm phát triển quỹ đất – Ủy ban nhân dân xã ….. có ghi nhận số căn hộ là …., gồm … tầng được thể hiện là “tầng: 1 + 2” . Tôi đã đăng ký hộ khẩu tại địa chỉ tổ …, ….., thành phố ……, tỉnh ……. n từ ngày …/……/20…., trong hộ còn có con gái là …….. Còn anh …… có hợp đồng thuê phòng …… phía trên. Trong thời gian thuê, tôi và anh ……. đóng tiền thuê nhà trên cả ….. căn hộ này (có biên lai thu tiền).
Ngày …./…./20…. UBND tỉnh …. đã ra Quyết định số …../QĐ-UBND về việc di chuyển các hộ dân đang sinh sống tại các khu chung cư cũ trên địa bàn thị xã ….., tỉnh ….. Theo Điều 3 công văn số …./UBND-TNMT ngày …./…./20… của UBND thành phố ….., “Đồng ý đề nghị UBND tỉnh xét giao đất cho các hộ có nhiều thế hệ cùng chung sống, có 2 phòng liền kề, hoặc tầng 1 thông tầng 2 theo phương án: Tầng 1 giao đất lô 1, tầng 2 giao đất lô 2 theo giá sàn không thông qua đấu giá có thu tiền sử dụng đất tại khu dân cư tổ …., khu…….. Giá đất theo quy định của UBND tỉnh ….”.
Như vậy, theo hướng dẫn ở Công căn …../UBND-TNMT ngày …./…./20….của UBND thành phố ….. nói trên, tôi là một hộ gia đình riêng có thuê căn hộ “tầng 1 thông tầng 2” theo hợp đồng thuê. Như vậy tôi có đủ điều kiện để được hưởng 02 lô đất hỗ trợ theo phương án: “Tầng 1 giao đất lô 1, tầng 2 giao đất lô 2”
Mặt khác, đối với trường hợp của chồng tôi – anh ……: Trước thời gian có chủ trương di dời của nhà nước và cho đến hiện tại thì anh …. có hộ khẩu cùng bố và các em (em trai sinh năm 19…., em gái sinh năm 19….) – trong đó chủ hộ là bố đẻ ông Nguyễn Đình X . Khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định các thành viên hộ gia đình có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì:
“Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêngtheo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình”.
Theo quy định của Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 tại khoản 1 Điều 27 thì những trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: “Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu”. Anh ……có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện để tách thành hộ gia đình riêng. Như vậy, đối với trường hợp hộ gia đình anh …… – chủ hộ là bố đẻ ông Nguyễn Đình X cũng có cơ sở để hưởng thêm lô đất hỗ trợ.
Ngoài ra, tại văn bản số …../TTPTQĐ-KHĐT ngày …./…20…. của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố ….. về việc trả lời đơn đề nghị bốc thăm đất tái định cư có thông báo “UBND thành phố căn cứ vào sổ hộ khẩu của gia đình bà ……, gia đình đã được giao 01 lô đất tại khu dân cư …., theo đơn đề nghị giao đất của gia đình, gia đình đề nghị mang tên ông…… ..” là không đúng sự thật. Trên thực tế hộ gia đình tôi chưa được giao lô đất nào tính đến thời điểm ngày …/…/20… và gia đình cũng không có đơn đề nghị nào mang tên ông …...
Vì vậy, bằng đơn này tôi đề kính nghị Quý ông/bà, Quý cơ quan xem xét cấp thêm cho gia đình tôi 01 lô đất để gia đình tôi có thể ổn định cuộc sống và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình tôi theo đúng quy định của pháp luật.
…….., ngày …. tháng ….năm 20…..
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Những giấy tờ (bản photo) gửi kèm theo:
- CMND, sổ hộ khẩu mang tên chủ hộ …..;
- Sổ hộ khẩu của anh ……;
- Hợp đồng thuê nhà số …. HĐTN ngày …./….20…..
- Biên lai thu tiền thuê đất;
- Danh sách bốc thăm nhà số …..
- Văn bản số …../UBND-TNMT .
2.Tóm tắt nội dung yêu cầu tư vấn của Khách hàng:
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Cha mẹ tôi là cán bộ kháng chiến, sau 1975 được nhà nước cấp căn nhà tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Cha mẹ tôi có 03 người con và tôi là con gái út, năm 1996 cha tôi mất, mẹ tôi sống đến nay không tái giá.
Năm 2006 mẹ tôi nộp tiền hóa giá theo nghị định 61/CP đứng tên chủ sở hữu căn nhà. Hiện tại mẹ tôi 89 tuổi già yếu nằm viện không biết mất lúc nào.
Tình cờ tôi được biết di chúc của bà để lại toàn bộ căn nhà cho các anh chị em của bà, còn 3 người con hoàn toàn không phần nào.(Di chúc có công chứng hợp pháp)
Vậy theo luật pháp 03 anh chị em chúng tôi có được hưởng phần nào của căn nhà hay không ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group LVN Group!
Người hỏi: Phan Thị T.T
3. Luật sư tư vấn:
3.1 Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại khi nào?
Căn cứ quy định của Bộ luật dân sự 2015 Luật đất đai 2013; Nghị định 43/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và Các văn bản pháp luật khác liên quan.
Theo thông tin Quý khách cung cấp, cha và mẹ của Quý khách là cán bộ kháng chiến, sau năm 1975 được nhà nước cấp căn nhà tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Nên có thể hiểu tại thời điểm được nhà nước giao, bố và mẹ của Quý khách đồng thời có quyền sử dụng căn nhà trên.
Năm 1996 cha của Quý khách mất. Thời điểm cha của Quý khách mất là thời điểm mở thừa kế. Di sản cha của Quý khách để lại bao gồm quyền được sử dụng căn nhà trên.
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ…”.
Đồng thời căn cứ Điều 639 Bộ luật dân sự quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế:
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”
Do đó, trong trường hợp cha của Quý khách mất để lại di chúc thì quyền và nghĩa vụ này sẽ do người thừa kế hợp pháp hưởng/thực hiện. Trường hợp cha của Quý khách mất không để lại di chúc thì trước tiên những người thuộc hàng thứ kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản. Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết, và những người thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế. (Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).
Tuy nhiên, năm 2006 mẹ của Quý khách thực hiện thủ tục hóa giá nhà theo nghị định 61/CP và đứng tên chủ sở hữu căn nhà đó. Nên việc xác định quyền sử dụng căn nhà trước thời điểm năm 2006 là rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc phân chia di sản thừa kế sau này và sự việc có thể dẫn tới tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn soạn thảo, xác lập di chúc và phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật
3.2 Quyền về tài sản được thể hiện trong di chúc là như thế nào?
Về tình huống này, Quý khách có thể tham khảo Án lệ số 31/2020/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05/02/2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25/02/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ số 31/2020/AL xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền tài sản. Nội dung án lệ cũng có những tình tiết tương tự với vụ việc của Quý khách. Theo quy định của Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. (Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP).
Trường hợp xác định nguồn gốc căn nhà là do nhà nước cấp cho cả hai bố mẹ Quý khách, mẹ Quý khách chỉ được định đoạt phần tài sản của mình thuộc sở hữu chung của hai người và một phần tài sản được hưởng từ di sản của chồng. Việc mẹ Quý khách di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho các anh chị em của bà là chưa đủ cơ sở. Trong trường hợp di chúc đã công chứng thì cần phải kiểm tra tính pháp lý của di chúc, nếu không đúng Quý khách có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố di chúc công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến thủ tục khiếu nại, tố cáo hoặc cách thức viết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật hiện nay, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group